3 dịch bệnh cùng hoành hành, y tế Hà Nội căng mình chống đỡ

Tình trạng “dịch chồng dịch” với sự hoành hành của sốt xuất huyết, adenovirus và Covid-19 đang tạo áp lực lớn lên hệ thống y tế của Hà Nội.

3 dich benh hoanh hanh o ha noi
Bệnh viện ghi nhận số lượng bệnh nhi nhập viện tăng gấp nhiều lần thông thường (Ảnh: Minh Nhân).

178 ổ dịch sốt xuất huyết đang hoành hành

Theo Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trong tuần vừa qua, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô tiếp tục diễn biến nóng. Nhiều ca bệnh được ghi nhận trên khắp các quận huyện.

Một số “điểm nóng” về dịch sốt xuất huyết trong tuần qua có thể kể đến như: Thanh Oai (105 ca), Đan Phượng (69 ca), Thanh Trì (69 ca), Thạch Thất (55 ca), Hà Đông (52 ca), Thường Tín (51 ca), Hoàng Mai (50 ca).

Toàn thành phố đã ghi nhận 426 ổ dịch, hiện còn 178 ổ dịch đang hoạt động.

Theo ông Khổng Minh Tuấn – Phó Giám đốc phụ trách CDC Hà Nội, trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp và là chu kỳ dịch bệnh sốt xuất huyết, năm 2022 số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố có xu hướng gia tăng về số lượng bệnh nhân.

Đến nay, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận hơn 3.900 ca mắc sốt xuất huyết. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã.

“Năm 2022, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội có nguy cơ bùng phát trong thời gian tới, do bắt đầu bước vào mùa dịch theo chu kỳ hàng năm. Dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát sau 3 – 5 năm (năm 2017 dịch bùng phát, sau 5 năm là năm 2022).

Tình hình thời tiết năm nay diễn biến phức tạp, số lượng cơn bão sẽ kéo dài trong tháng 10, 11, 12, do đó bệnh sốt xuất huyết cũng sẽ kéo dài theo. Đỉnh dịch có thể vào giữa tháng 10, tháng 11”, ông Tuấn phân tích.

Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang ghi nhận sự gia tăng của số lượng bệnh nhân nhập viện và thăm khám.

Theo BS Nguyễn Văn Thường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, 2 mặt bệnh chính trong giai đoạn này là cúm và sốt xuất huyết, trong đó sốt xuất huyết là nổi trội hơn cả.

“Các ca sốt xuất huyết bắt đầu xuất hiện từ đầu năm nhưng tăng nhanh từ nửa cuối tháng 8. Tính từ đầu vụ dịch sốt xuất huyết đến nay, chúng tôi đã tiếp nhận điều trị nội trú cho 1.300 ca bệnh”, BS Thường thông tin.

Cũng theo Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, hiện tại đang là đỉnh dịch sốt xuất huyết. Theo số liệu cập nhật mới nhất, cơ sở y tế này đang điều trị cho 180 ca bệnh sốt xuất huyết. Đáng chú ý, trong số này các bệnh nhân ở mức từ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng trở lên chiếm 35%.

“Mặc dù số lượng bệnh nhân gia tăng nhưng chúng tôi vẫn đang đáp ứng tốt công tác điều trị”, BS Thường nhấn mạnh.

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện cũng đang điều trị cho 10 bệnh nhân sốt xuất huyết, đều là các bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo nặng. Mỗi ngày, đơn vị này tiếp nhận trung bình khoảng 3 – 4 ca từ tuyến dưới chuyển lên.

Trước đó, Khoa Cấp cứu từng tiếp nhận không ít bệnh nhân vào viện trong tình trạng rất nặng, suy hô hấp, phải đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu. Đặc điểm chung của nhiều trường hợp diễn biến nặng khi mắc sốt xuất huyết là chủ quan, tự điều trị tại nhà dẫn đến vào viện muộn.

Covid-19 gây áp lực lớn cho tuyến cuối

Theo số liệu cập nhật đến ngày 29/2 của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Hà Nội hiện có 3.917 bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà và 206 F0 điều trị tại bệnh viện.

Ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, số ca Covid-19 nhập viện trong một tuần gần đây có xu hướng giảm nhẹ so với giai đoạn cao điểm trước đó, nhưng vẫn ở mức tương đối cao.

Trao đổi với PV Dân trí, BS Phạm Văn Phúc – Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, đơn vị này đang tiếp nhận điều trị cho khoảng hơn 30 F0. Đây đều là các trường hợp nặng, nguy kịch được chuyển về từ các tỉnh thành miền Bắc.

Các bệnh nhân đều có tình trạng suy hô hấp và phải can thiệp thở oxy, trong đó khoảng 1/3 bệnh nhân phải thở máy.

“Hầu hết các bệnh nhân đều là đối tượng người cao tuổi. Một số ít trường hợp bệnh nhân trẻ diễn biến nặng đều mang trong mình bệnh nền nặng”, BS Phúc cho hay.

Theo BS Phúc, để giảm tải cho tuyến đầu, cũng như tối ưu hóa công tác điều trị, các bệnh nhân nặng sau khi chữa khỏi Covid-19 cũng như tình trạng tương đối ổn định sẽ được chuyển xuống tuyến dưới, để tiếp tục điều trị các tổn thương trong cơ thể cũng như bệnh nền cho đến khi được xuất viện.

Trẻ nhiễm adenovirus ồ ạt nhập viện

Theo đánh giá của CDC Hà Nội, hiện nay, thời tiết tại Hà Nội đang bước vào giai đoạn giao mùa thu – đông, là điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát và lây lan của các dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh do adenovirus.

Từ đầu tháng 8 đến nay, nhiều bệnh viện tại Hà Nội ghi nhận số lượng trẻ nhập viện vì các bệnh cảnh viêm đường hô hấp tăng vọt. Đáng chú ý, một tỷ lệ không nhỏ trẻ nhập viện được phát hiện nhiễm adenovirus.

Cụ thể, chỉ tính riêng trong một tháng vừa qua, cơ sở này đã ghi nhận hơn 1.400 ca nhiễm adenovirus, trong đó có đến 80% bệnh nhi từ các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.

Tương tự, tại Bệnh viện Thanh Nhàn, số lượng bệnh nhi nhập viện đã tăng gấp 3 lần so với thời gian trước, trong số này có đến 2/3 do viêm đường hô hấp trên. Qua xét nghiệm phát hiện nhiều trẻ dương tính adenovirus.

Theo các bác sĩ Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, số lượng trẻ dương tính adenovirus có xu hướng tiếp tục gia tăng.

Trước tình hình ca adenovirus phải nhập viện tăng cao, Sở Y tế Hà Nội cũng đã có chỉ đạo khẩn với các cơ sở khám chữa bệnh để ngăn bùng dịch.

Đánh giá bài viết

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top