9 thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao nhất

Có một số loại thực phẩm có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cao. Đặc biệt nếu chúng được bảo quản, chế biến hoặc nấu không đúng cách. Vậy thực phẩm nào là nguy cơ hàng đầu dẫn đến ngộ độc? Mời bạn đọc cùng Tổng Đài Y Khoa tìm hiểu 9 loại thực phẩm hàng đầu có khả năng gây ngộ độc.

Có một số loại thực phẩm có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cao. Đặc biệt nếu chúng được bảo quản, chế biến hoặc nấu không đúng cách
Có một số loại thực phẩm có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cao. Đặc biệt nếu chúng được bảo quản, chế biến hoặc nấu không đúng cách

1. Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn. Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, vi rút hoặc độc tố có hại.

Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng… Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.

Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh mãn tính có nguy cơ mắc bệnh ngộ độc thực phẩm cao hơn.

Một số loại thực phẩm có khả năng gây ngộ độc thực phẩm hơn những loại khác. Đặc biệt nếu chúng được bảo quản, chế biến hoặc nấu không đúng cách.

2. Các loại thực phẩm hàng đầu có khả năng gây ngộ độc

Gia cầm

Thịt gia cầm sống và chưa nấu chín như gà, vịt và gà tây có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm.

Điều này chủ yếu là do hai loại vi khuẩn, Campylobacter và Salmonella. Chúng thường được tìm thấy trong ruột và lông của những con vật này. Những vi khuẩn này thường làm nhiễm độc thịt gia cầm tươi trong quá trình giết mổ.

Mặc dù những vi khuẩn có hại này sống trên gia cầm sống. Nhưng chúng được loại bỏ hoàn toàn khi thịt được nấu chín kỹ.

Để giảm nguy cơ ngộ độc, bạn phải đảm bảo thịt gia cầm được nấu chín hoàn toàn. Đảm bảo rằng thịt sống không tiếp xúc với dụng cụ, bề mặt bếp, thớt và các thực phẩm chín khác. Vì điều này có thể dẫn đến nhiễm chéo.

Điểm mấu chốt: Gia cầm sống và nấu chưa chín là nguồn ngộ độc thực phẩm phổ biến. Để giảm nguy cơ, hãy nấu kỹ thịt gà, vịt và gà tây. Điều này sẽ loại bỏ bất kỳ vi khuẩn có hại.

Thịt gia cầm sống và chưa nấu chín như gà, vịt và gà tây có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm.
Thịt gia cầm sống và chưa nấu chín như gà, vịt và gà tây có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm.

– Rau xanh

Rau xanh là nguồn gây ngộ độc thực phẩm phổ biến, đặc biệt là khi ăn sống. Rau lá xanh có thể bị nhiễm vi khuẩn có hại, chẳng hạn như E.coli , Salmonella và Listeria. Điều này xảy ra trên các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng.

Sự ô nhiễm bắt đầu từ nguồn nước bẩn, thấm vào đất mà trái cây và rau quả được trồng. Ngoài ra, sự ô nhiễm có thể xảy ra từ thiết bị chế biến bẩn và khâu chế biến thực phẩm không hợp vệ sinh. Rau lá xanh đặc biệt rủi ro vì chúng thường được tiêu thụ thô.

Để giảm thiểu rủi ro, hãy luôn rửa lá thật kỹ trước khi ăn. Không mua túi trộn salad có chứa những chiếc lá hư hỏng, bẩn thỉu và tránh những món salad được bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Điểm mấu chốt: Rau củ và rau lá xanh thường có thể mang vi khuẩn có hại như E. coli , Salmonella và Listeria . Để giảm nguy cơ, bạn nên rửa rau củ và lá xà lách sạch trước khi ăn. Chỉ nên mua xà lách đóng gói sẵn đã được làm lạnh.

– Cá và động vật có vỏ

Cá và động vật có vỏ là một nguồn ngộ độc thực phẩm phổ biến. Cá không được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp. Sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị nhiễm histamine – một chất độc do vi khuẩn trong cá tạo ra.

Histamine không bị phá hủy bởi nhiệt độ nấu ăn bình thường. Chúng dẫn đến một loại ngộ độc thực phẩm được gọi là ngộ độc scombroid. Nó gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm buồn nôn, khò khè và sưng mặt và lưỡi.

Các loài động vật có vỏ như trai, hến, nghêu và sò cũng có nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vì tảo là thức ăn của các động vật có vỏ. Chúng tạo ra nhiều độc tố và có thể tích tụ trong thịt động vật có vỏ. Khi chúng ta ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm.

Động vật có vỏ mua tại các siêu thị thường an toàn sử sử dụng. Tuy nhiên, động vật có vỏ được đánh bắt từ các khu vực không được giám sát có thể không an toàn. Do ô nhiễm từ nước thải, cống thoát nước mưa và bể tự hoại.

Để giảm rủi ro, hãy mua hải sản tại siêu thị để đảm bảo thực phẩm được giữ lạnh và tươi trước khi nấu. Hãy chắc chắn rằng cá được nấu chín, và chế biến nghêu, sò và hàu… cho đến khi vỏ mở ra. Bạn nên vứt bỏ những con không mở vỏ.

Điểm mấu chốt: Cá và động vật có vỏ là nguồn ngộ độc thực phẩm phổ biến do sự hiện diện của histamine và độc tố. Để giảm nguy cơ ngộ độc, bạn hãy mua cá và động vật có vỏ tại siêu thị và giữ lạnh trước khi sử dụng.

Các loài động vật có vỏ như trai, hến, nghêu và sò cũng có nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Các loài động vật có vỏ như trai, hến, nghêu và sò cũng có nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

– Gạo

Gạo là một trong những loại ngũ cốc lâu đời nhất và là thực phẩm chính cho hơn một nửa dân số thế giới. Tuy nhiên, nó là một thực phẩm có nguy cơ cao khi bị ngộ độc thực phẩm.

Gạo chưa nấu chín có thể bị nhiễm bào tử Bacillus cereus, một loại vi khuẩn sản sinh độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

Những bào tử này có thể sống trong điều kiện khô ráo. Ví dụ, chúng có thể sống sót trong một bao gạo đặt phòng đựng thức ăn. Chúng cũng có thể sống sót trong quá trình nấu ăn.

Nếu cơm nấu chín được để ở nhiệt độ phòng, các bào tử này sẽ phát triển thành vi khuẩn. Chúng phát triển mạnh và nhân lên trong môi trường ấm áp, ẩm ướt. Gạo càng để lâu ở nhiệt độ phòng, càng có nhiều khả năng sẽ không an toàn khi ăn.

Để giảm rủi ro, hãy sử dụng cơm ngay khi được nấu chín và làm lạnh cơm còn dư càng nhanh càng tốt sau khi nấu. Khi sử dụng lại cơm còn dư, bạn nên hâm nóng kỹ trước khi ăn.

Điểm mấu chốt: Gạo là thực phẩm có nguy cơ ngộ độc cao do Bacillus cereus. Các bào tử của vi khuẩn này có thể sống trong gạo chưa nấu chín. Chúng có thể phát triển và nhân lên sau khi gạo được nấu chín. Để giảm nguy cơ, hãy ăn cơm ngay khi nó được nấu chín và bảo quản thức ăn thừa ngay lập tức.

– Thịt nguội

Thịt nguội bao gồm giăm bông, thịt xông khói, xúc xích. Chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn có hại bao gồm Listeria và Staphylococcus aureus ở giai đoạn trong quá trình chế biến và sản xuất.

Nhiễm khuẩn có thể xảy ra trực tiếp thông qua tiếp xúc với thịt sống bị ô nhiễm hoặc do vệ sinh kém bởi khâu chế biến và nhiễm chéo từ các thiết bị ô uế. Điều quan trọng cần lưu ý là tất cả các loại thịt đều có nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu không được nấu chín hoặc bảo quản đúng cách.

Xúc xích, thịt băm, và thịt xông khói nên được nấu chín kỹ và nên được tiêu thụ ngay sau khi nấu chín. Thịt chưa nấu nên cắt lát và được lưu trữ trong tủ lạnh.

Điểm mấu chốt: thịt nguội bao gồm giăm bông, xúc xích… có thể bị nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Điều quan trọng là lưu trữ thịt nguội trong tủ lạnh và nấu thịt kỹ trước khi ăn.

Thịt nguội bao gồm giăm bông, thịt xông khói, xúc xích. Chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn có hại bao gồm Listeria và Staphylococcus aureus ở giai đoạn trong quá trình chế biến và sản xuất.
Thịt nguội bao gồm giăm bông, thịt xông khói, xúc xích. Chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn có hại bao gồm Listeria và Staphylococcus aureus ở giai đoạn trong quá trình chế biến và sản xuất.

– Sữa chưa tiệt trùng

Thanh trùng, tiệt trùng là quá trình làm nóng chất lỏng hoặc thực phẩm để tiêu diệt các vi sinh vật gây hại.

Sữa và phô mai được các nhà sản xuất thanh trùng, tiệt trùng để làm cho chúng an toàn để tiêu thụ. Tiệt trùng giúp giết chết vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại như Brucella, Campylobacter, Cryptosporidium, E.coli, Listeria và Salmonella.

Hơn nữa, sữa chưa tiệt trùng có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cao gấp 150 lần và có khả năng nhập viện cao gấp 13 lần so với các sản phẩm sữa tiệt trùng.

Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, chỉ mua sản phẩm tiệt trùng. Lưu trữ tất cả các sản phẩm sữa ở nhiệt độ dưới 5°C và vứt bỏ sữa đã quá hạn sử dụng.

Điểm mẫu chốt: Sữa tiệt trùng gồm làm nóng thực phẩm và chất lỏng để tiêu diệt các vi sinh vật gây hại như vi khuẩn. Sữa chưa tiệt trùng có liên quan đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao.

– Rau mầm

Mầm sống của bất kỳ loại nào, bao gồm cỏ linh lăng, hướng dương, đậu xanh và mầm cỏ ba lá. Được cho là có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm. Điều này chủ yếu là do sự xuất hiện của vi khuẩn bao gồm Salmonella , E. coli và Listeria.

Hạt giống đòi hỏi điều kiện ấm, ẩm và giàu dinh dưỡng cho mầm phát triển. Những điều kiện này là lý tưởng cho sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn.

Phụ nữ mang thai tránh tiêu thụ bất kỳ loại mầm sống nào. Điều này là do phụ nữ mang thai dễ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn. May mắn thay, nấu rau mầm giúp tiêu diệt bất kỳ vi sinh vật gây hại và giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Điểm mấu chốt: Rau mầm phát triển trong điều kiện ẩm ướt, ấm áp và là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn. Nấu rau mầm có thể giúp giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Rau mầm phát triển trong điều kiện ẩm ướt, ấm áp và là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn. Nấu rau mầm có thể giúp giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Rau mầm phát triển trong điều kiện ẩm ướt, ấm áp và là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn. Nấu rau mầm có thể giúp giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

– Trái cây

Một số trái cây bao gồm các loại quả mọng, dưa… và salad trái cây được ảnh hưởng đến sự bùng phát ngộ độc thực phẩm.

Các loại trái cây được trồng trên mặt đất như dưa hấu và dưa mật có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm. Do vi khuẩn Listeria, có thể phát triển trên vỏ và lây lan sang thịt.

Các loại quả mọng tươi và đông lạnh bao gồm quả mâm xôi, dâu tây và quả việt quất cũng là một nguồn gây ngộ độc thực phẩm phổ biến. Do virus và vi khuẩn có hại, đặc biệt là virus viêm gan A.

Các nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn, bao gồm trồng trong nước bị ô nhiễm, vệ sinh kém của người hái quả mọng và nhiễm chéo với quả bị nhiễm bệnh trong quá trình chế biến.

Rửa trái cây trước khi bạn ăn nó có thể làm giảm rủi ro. Nếu bạn đang ăn dưa, hãy nhớ rửa vỏ. Ăn trái cây ngay khi cắt hoặc đặt nó trong tủ lạnh. Tránh các trái cây đóng gói sẵn chưa được bảo quản lạnh.

Điểm mẫu chốt: Trái cây có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao, đặc biệt là dưa và quả mọng. Luôn rửa trái cây trước khi ăn và ăn trái cây mới cắt hoặc cất trong tủ lạnh.

– Trứng

Mặc dù trứng cực kỳ bổ dưỡng và dễ sử dụng. Nhưng chúng cũng là một nguồn gây ngộ độc thực phẩm. Khi chúng được tiêu thụ sống hoặc nấu chưa chín. Điều này là do trứng có thể mang vi khuẩn Salmonella, có thể làm nhiễm bẩn cả vỏ trứng và bên trong trứng.

Để giảm nguy cơ ngộ độc, bạn không tiêu thụ trứng với vỏ bị nứt hoặc bẩn. Nếu có thể, bạn hãy chọn trứng tiệt trùng trong khi muốn ăn trứng sống hoặc nấu chín nhẹ.

Điểm mấu chốt: Trứng sống và chưa chín có thể mang vi khuẩn Salmonella. Bạn hãy chọn trứng tiệt trùng khi có thể và tránh trứng có vỏ nứt hoặc bẩn.

Trứng sống và chưa chin có thể mang vi khuẩn Salmonella. Bạn hãy chọn trứng tiệt trùng khi có thể và tránh trứng có vỏ nứt hoặc bẩn.
Trứng sống và chưa chin có thể mang vi khuẩn Salmonella. Bạn hãy chọn trứng tiệt trùng khi có thể và tránh trứng có vỏ nứt hoặc bẩn.

3. Làm thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Dưới đây là một số mẹo đơn giản để giúp giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm:

  • Thực hành vệ sinh tốt: Rửa tay bằng xà phòng và nước nóng trước khi chuẩn bị thức ăn. Luôn rửa tay ngay sau khi chạm vào thịt và gia cầm sống.
  • Tránh rửa thịt và gia cầm sống: Điều này không giết chết vi khuẩn – nó chỉ lây lan sang các thực phẩm khác, dụng cụ nấu ăn và bề mặt bếp.
  • Tránh ô nhiễm chéo: Sử dụng thớt và dao riêng biệt, đặc biệt là đối với thịt và gia cầm sống.
  • Chú ý hạn sử dụng: Vì lý do sức khỏe và an toàn, thực phẩm không nên ăn sau ngày hết hạn sử dụng. Thường xuyên kiểm tra ngày sử dụng trên thực phẩm và vứt nó đi sau khi chúng đã quá hạn
  • Nấu thịt kỹ: Đảm bảo thịt xay, xúc xích và thịt gia cầm được nấu chín. .
  • Rửa sản phẩm tươi: Rửa rau xanh, rau và trái cây trước khi ăn chúng, ngay cả khi chúng được đóng gói sẵn.
  • Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn: Nhiệt độ từ 5-60°C là nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn. Đừng để thức ăn thừa ở nhiệt độ phòng. Thay vào đó, hãy đặt chúng ngay trong tủ lạnh.

Điểm mấu chốt: Có một số bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Thực hành vệ sinh tốt, kiểm tra ngày sử dụng, rửa trái cây và rau quả trước khi ăn chúng và giữ thực phẩm ra khỏi vùng nguy hiểm từ nhiệt 5 đến 60°C.

4. Lời kết

Ngộ độc thực phẩm là một căn bệnh gây ra do ăn thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc độc tố. Nó có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng như chuột rút dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa và thậm chí tử vong.

Gia cầm, hải sản, thịt nguội, trứng, sữa chưa tiệt trùng, gạo, trái cây và rau quả có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao. Đặc biệt là khi chúng không được lưu trữ, chuẩn bị hoặc nấu chín đúng cách.

Nguồn tham khảo:

D.G – Tổng Đài Y Khoa

 

Đánh giá bài viết

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top