Bệnh kawasaki là bệnh gì ?

Bệnh Kawasaki là một bệnh không thường gặp ở trẻ nhưng khi mắc bệnh thì dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Ngay cả khi được điều trị, bệnh Kawasaki có thể gây tử vong đối với trẻ em có vấn đề về động mạch vành, mặc dù tỷ lệ này rất thấp.

benh kawasaki la gi
Một số triệu chứng của bệnh Kawasaki

1. Bệnh Kawasaki là bệnh gì?

Bệnh Kawasaki được đặt tên theo tên một bác sĩ nhi khoa người Nhật Bản, người đã mô tả những dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của bệnh này vào năm 1967.

Bệnh Kawasaki là một tình trạng viêm mạch, đôi khi liên quan đến động mạch vành. Bệnh Kawasaki thường có các triệu chứng như: sốt kéo dài, phát ban, viêm kết mạc, viêm niêm mạc, sưng hạch bạch huyết, viêm lan tỏa của hệ mạch máu nhỏ và vừa trên toàn cơ thể, bao gồm cả động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim.

Hậu quả tức thời của bệnh Kawasaki có thể chưa nghiêm trọng ngay. Tuy nhiên, bệnh Kawasaki rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây phình, thậm chí động mạch vành, gây nhồi máu cơ tim. Bệnh Kawasaki rất nguy hiểm, bệnh có thể gây phình động mạch vành, gây nhồi máu cơ tim ở trẻ nhỏ hay hẹp tắc và suy vành mạn tính về sau.

Bệnh Kawasaki có xu hướng xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ em từ 1 tuổi đến 8 tuổi, thường gặp ở trẻ em nhỏ dưới 5 tuổi (nhất là ở lứa tuổi bú mẹ). Tỉ lệ mắc bệnh ở trai thường cao hơn so với trẻ gái.

[tdyk_note note_color=”#d7ffc3″]

  • Các trường hợp xảy ra quanh năm nhưng thường xuyên nhất vào mùa xuân hoặc mùa đông;
  • Trẻ em gốc Nhật Bản có tỷ lệ mắc đặc biệt cao, tuy nhiên bệnh Kawasaki có thể xuất hiện trên toàn thế giới;
  • Tại Mỹ, có khoảng 3.000 đến 5.000 trường hợp xảy ra hàng năm;
  • Tỷ lệ nam: nữ là 1,4:1
  • Tỷ lệ nam:nữ khoảng 1,5:1
  • 80% bệnh nhân < 5 tuổi (nhiều nhất từ 18 đến 24 tháng)
  • Hiếm gặp các trường hợp ở thanh thiếu niên, người lớn và trẻ sơ sinh < 4 tháng.

[/tdyk_note]

2. Bệnh kawasaki có nguy hiểm không?

Bệnh kawasaki rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị, trẻ mắc bệnh Kawasaki gặp các biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là thay đổi hệ thống tim mạch như: phình động mạch vành, giảm sức co bóp cơ tim và suy tim, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp và tắc nghẽn động mạch vành.

Nếu không điều trị, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 1%, thường xảy ra trong vòng 6 tuần khi bắt đầu. Với điều trị đầy đủ, tỷ lệ tử vong ở Mỹ là 0,17%. Thời gian sốt kéo dài làm tăng nguy cơ tim mạch. Ngay cả khi được điều trị, bệnh Kawasaki có thể gây tử vong đối với trẻ em có vấn đề về động mạch vành, mặc dù tỷ lệ này rất thấp.

Tử vong thường gặp nhất do biến chứng tim mạch và có thể đột ngột, không thể tiên đoán được là trên 50% và xảy ra trong vòng 1 tháng đầu, 75% trong vòng 2 tháng, và 95% trong vòng 6 tháng nhưng có thể xảy ra sau 10 năm sau. Liệu pháp hiệu quả làm giảm các triệu chứng cấp tính và, quan trọng hơn, làm giảm tỷ lệ mắc chứng phình động mạch vành từ 20% xuống < 5%.

Trong trường hợp không có bệnh động mạch vành, tiên lượng phục hồi hoàn toàn rất tốt. Khoảng 2 phần 3 trường hợp phình động mạch vành thoái triển trong vòng 1 năm, mặc dù chưa biết hẹp động mạch vành còn tiếp tục không. Phình động mạch vành khổng lồ ít khi hồi phục và đòi hỏi phải theo dõi và điều trị tăng cường hơn.

3. Nguyên nhân bệnh Kawasaki

Nguyên nhân gây ra bệnh hiện vẫn chưa rõ, nhưng nhưng dịch tễ học và triệu chứng lâm sàng gợi ý một số yếu tố sau có thể gây ra bệnh, bao gồm:

  • Do nhiễm trùng
  • Do bệnh tự miễn: Bệnh có thể là kết quả của phản ứng miễn dịch bất thường đối với một nhiễm trùng ở trẻ em có cơ địa từ trước;
  • Có yếu tố di truyền: Những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh Kawasaki có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường;
  • Do yếu tố về chủng tộc: cũng có thể liên quan vì trẻ gặp nhiều ở trẻ em Châu Á hoặc gốc Châu Á;
  • Do tác dụng phụ do sử dụng một số loại thuốc;
  • Do chất ô nhiễm, chất độc hoặc hóa chất…

Hiện nay, y học vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về sự lây lan bệnh Kawasaki từ người sang người. Khoảng 2% bệnh nhân tái phát, thường là vài tháng sau đó. Không có biện pháp phòng ngừa nào.

3. Triệu chứng nổi bật của bệnh Kawasaki

Bệnh có xu hướng tiến triển theo giai đoạn, bắt đầu với sốt kéo dài ít nhất 5 ngày (một số có thể kéo dài từ 3 đến 4 tuần), thường là không tự hạ sốt và >39°C (khoảng 102°F) và thỉnh thoảng li bì, hoặc đau bụng co thắt thành từng đợt. Bệnh có thể kéo dài từ 2 đến 12 tuần hoặc lâu hơn.

Thông thường, trong vòng 1 hoặc 2 ngày khi bắt đầu sốt, dấu hiệu viêm kết mạc xuất hiện (lòng trắng của mắt đỏ cả hai bên) mà không có hiện tượng tiết dịch.

Trong vòng 5 ngày, xuất hiện ban đỏ dạng chấm đa hình thái, lòng bàn tay và bàn chân của trẻ thường sưng đỏ, cổ nổi hạch (khoảng 50% trẻ mắc bệnh bị nổi hạch cổ). Phát ban có thể là mày đay, ban đỏ dạng sẩn, hồng ba đa dạng, hoặc dạng tinh hồng nhiệt, phát triển trên cơ thể và các chi, chủ yếu ở thân, thường có điểm nhấn mạnh ở vùng đáy chậu.

Vào khoảng ngày thứ 3 đến thứ 5, lòng bàn tay và lòng bàn chân thường xuất hiện các ban đỏ hoặc đổi màu tím – đỏ kèm theo tình trạng phù nề với các mức độ khác nhau. Mặc dù phù nề có thể nhẹ, nhưng nó thường căng, cứng và không ngứa.

Cũng trong tuần đầu tiên, có thể có hiện tượng nhợt của phần gần móng tay hoặc móng chân (điểm trắng ở móng tay hoặc hoặc móng chân).

Trẻ cũng có thể bị nhiễm trùng vùng hầu họng kèm theo các triệu chứng: môi đỏ, khô, nứt nẻ và lưỡi dâu tây.

dau hieu luoi dau tay benh kawasaki
Dấu hiệu lưỡi dâu tây.

Khoảng ngày thứ 10 bắt đầu xuất hiện bong tróc vảy ở chu vi lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng hậu môn. Lớp bề mặt của da thỉnh thoảng bong ra trên diện lớn để lộ làn da bình thường mới.

mot so dau hieu cua benh kawasaki
Môi bị nứt lẻ và da tay bị bong tróc do bệnh Kawasaki

Các biểu hiện tim mạch thường bắt đầu ở giai đoạn cấp tính của hội chứng từ 1 đến 4 tuần sau khi khởi phát triệu chứng phát ban, sốt, và các triệu chứng lâm sàng cấp tính sớm bắt đầu giảm dần.

Các triệu chứng khác ít gặp hơn bao gồm: Viêm khớp, đau khớp (chủ yếu là các khớp lớn) xảy ra ở khoảng 33% người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp các tình trạng như: viêm niệu đạo, viêm màng não vô khuẩn, viêm gan, viêm tai giữa, nôn tiêu chảy, sỏi bàng quang các triệu chứng hô hấp trên và viêm màng bồ đào.

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh Kawasaki

– Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Kawasaki

Chẩn đoán được thực hiện nếu sốt của ≥ 5 ngày và ghi nhận 4 trong 5 tiêu chí sau:

  1. Nhiễm trùng kết mạc hai bên không xuất tiết
  2. Thay đổi môi, lưỡi, hoặc niêm mạc miệng (viêm, khô, nứt nẻ, lưỡi dâu tây)
  3. Sự thay đổi ở các chi vùng ngoại biên (phù, hồng ban, bong tróc)
  4. Ban đỏ thân mình đa hình thái
  5. Sưng hạch cổ (ít nhất 1 hạch ≥ 1,5 cm đường kính)

Chẩn đoán bệnh Kawasaki dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán trên. Các triệu chứng tương tự có thể là kết quả của sốt tinh hồng nhiệt, hội chứng bong tróc da do tụ cầu bệnh sởi, dị ứng thuốc, và bệnh viêm khớp tự phát vị thành niên. Biểu hiện ít phổ biến hơn là bệnh leptospirosis và sốt đốm Rocky Mountain.

Một số trẻ sốt có ít hơn 4 trong số 5 tiêu chuẩn chẩn đoán vẫn không loại trừ phát triển biến chứng mạch máu, bao gồm phình động mạch vành. Những trẻ như vậy được coi là mắc bệnh Kawasaki không điển hình (hoặc không đầy đủ). Nên xem xét bệnh Kawasaki không điển hình và cần bắt đầu xét nghiệm nếu trẻ có ≥ 5 ngày sốt > 39°C (khoảng 102°F) cộng với ≥ 2 trong 5 tiêu chí của tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Kawasaki.

– Các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh làm một số xét nghiệm để loại trừ các chứng rối loạn khác, bao gồm: công thức máu, ANA, RF, ESR, máu lắng, CRP, kháng thế kháng nhân, yếu tố dạng thấp, albumin, men gan, cấy máu và dịch hầu họng, xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang ngực, đo điện tâm đồ (ECG), siêu âm tim. Các xét nghiệm không phải là chẩn đoán nhưng có thể được thực hiện để loại trừ các rối loạn khác.

5. Điều trị bệnh Kawasaki

Trẻ khi bị mắc bệnh Kawasaki nên được điều trị tại bệnh viện. Việc điều trị cần có sự giám sát chung giữa bác sĩ nhi khoa nói chung và bác sĩ tim mạch. Trẻ sẽ được sử dụng thuốc để ngăn ngừa tổn thương tại vành mạch. Nếu được điều trị, bệnh thường diễn biến tốt hơn.

Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh Kawasaki, cha mẹ nên đưa trẻ tới các bệnh viện lớn, uy tín để trẻ được chẩn đoán và điều trị một cách chính xác và hiệu quả, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Tổng đài Y khoa

 

Tham khảo:

Đánh giá bài viết

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top