☰ MỤC LỤC
- Sốt xuất huyết có những biểu hiện gì, cần làm gì khi bị sốt xuất huyết, phải làm gì khi bị sốt xuất huyết… Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây.
- 1. Bệnh sốt xuất huyết có những biểu hiện gì?
- 2. Cần làm gì khi bị sốt xuất huyết?
- 3. Bệnh sốt xuất huyết có vaccine phòng chống không?
- 4. Đã bị sốt xuất huyết một lần, cơ thể có miễn dịch cho những lần sau nữa không?
- 5. Sốt xuất huyết có lây từ người sang người không?
- 6. Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có những biểu hiện gì, cần làm gì khi bị sốt xuất huyết, phải làm gì khi bị sốt xuất huyết… Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây.
1. Bệnh sốt xuất huyết có những biểu hiện gì?
Bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến từ 7 đến 10 ngày. Trong 4 ngày đầu, người bệnh sốt rất cao 39-40 độ, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức hố mắt, đau đầu. Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng, người bệnh cần lưu ý:
- Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì.
- Nôn tăng.
- Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau.
- Tiểu ít số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn.
Các dấu hiệu nặng và nguy hiểm đến tính mạng khi bệnh nhân mệt lả, chân tay lạnh, nổi vân tím trên da, đau bụng, nôn, các biểu hiện xuất huyết nhiều trên da hoặc nội tạng, tinh thần li bì, u ám, mạch nhanh, đi tiểu ít. Trong trường này, phải khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa.
2. Cần làm gì khi bị sốt xuất huyết?
Tiến sĩ Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, nếu sốt cao thì hạ sốt bằng paracetamol (tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ). Tuyệt đối không hạ sốt aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen vì có thể gây xuất huyết, toan máu. Nếu nhiệt độ vẫn không hạ thì có thể nằm phòng điều hòa, nhiệt độ 27-28oC.
Cần chú ý bù nước, tốt nhất là bù đủ nước qua đường uống (uống oresol, nước lọc). Người bệnh không nên tự ý truyền dịch tại nhà vì có thể xảy ra nguy cơ suy hô hấp, sốc phản vệ… nguy hiểm tới tính mạng. Nếu có truyền dịch thì cần có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Bên cạnh đó, người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn. Trẻ nhỏ bệnh, cha mẹ nên nghỉ làm ở nhà theo dõi sức khỏe con để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh trở nặng.
3. Bệnh sốt xuất huyết có vaccine phòng chống không?
Hiện chưa có vaccine tiêm phòng bệnh sốt xuất huyết. Các nhà khoa học đang nghiên cứu để sản xuất vaccine phòng căn bệnh này.
4. Đã bị sốt xuất huyết một lần, cơ thể có miễn dịch cho những lần sau nữa không?
Khi bị bệnh sốt xuất huyết, cơ thể người bệnh sinh ra kháng thể chống lại virus bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, kháng thể này không có tác dụng bảo vệ suốt đời. Vì vậy, vẫn phải thực hiện các biện pháp dự phòng mắc bệnh ngay cả khi đã bị bệnh.
5. Sốt xuất huyết có lây từ người sang người không?
Bệnh bệnh sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người mà qua vật trung gian truyền bệnh là muỗi. Vì vậy, để tránh lây bệnh bệnh sốt xuất huyết từ người bệnh sang người khoẻ, cần thực hiện các biện pháp phòng, tránh muỗi đốt cho cả người bệnh và người khoẻ. Đồng thời phải thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, phun thuốc diệt muỗi.
6. Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
- Không hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
- Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi
- Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muôi, phun thuốc chống muỗi…
- Đậy kín các nơi có nước như chậu, lu, vại… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển
- Phát quang bụi râm
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát
- Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác
Theo thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm Phó Trưởng khoa virus ký sinh trùng (Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia) cho biết: Bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7-10 ngày. Khoảng thời gian 1-3 ngày đầu, toàn trạng người bệnh khá ổn, không nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh sốt xuất huyết diễn biến tự khỏi, các thuốc sử dụng cho bệnh nhân bệnh sốt xuất huyết chủ yếu để điều trị triệu chứng như hạ sốt, bù nước và điện giải, chống chảy máu, chống suy tuần hoàn (nếu có). Tuy nhiên, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng của bệnh, nếu bệnh có dấu hiệu chuyển nặng hơn, phải khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa.
Nguồn: TH