Hạt chia là gì ? Hạt chia có tác dụng gì ?

Hạt chia là hạt của cây chia (tên khoa học là Salvia hispanica) – một loài thực vật cùng họ với các loại thảo mộc dùng làm gia vị như bạc hà, húng quế. Loài cây này có nguồn gốc từ Mexico, là thực phẩm truyền thống lâu đời của vùng Trung và Nam châu Mỹ. Hạt chia được biết đến là một loại hạt rất giàu dinh dưỡng và thường được sử dụng trong thực dưỡng.

hinh anh cay chia và hat chia
Hình ảnh cây chia, hoa chia và hạt chia

1. Tổng quan về cây chia

cay chia va hoa chia
Cây chia và hoa chia

Cây chia có tên khoa học là Salvia hispanica. Đây là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi, cùng loại với các loại thảo mộc dùng làm gia vị như loại húng quế (basil), bạc hà (mint). Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. “Chia” theo tiếng Nahuatl chian, có nghĩa là “chứa dầu”.

Cây chia là cây thân thảo, chiều cao có thể lên đến 1,75 m, tương đương với chiều cao của người trưởng thành. Lá cây mọc đối xứng, với chiều dài khoảng 4–8 cm, rộng khoảng 3–5 cm. Cây có hoa nhỏ (3–4 mm) mọc thành nhiều cụm, có màu tím hoặc trắng. Hạt chia có màu sắc khác nhau từ đen, xám, đen đốm trắng cho đến trắng, và hạt có hình bầu dục với kích thước từ 1–2 mm, hình dáng tương tự như hạt é.

Cây chia là cây được trồng hai vụ một năm. Loài cây này thích nghi với nhiều loại đất và khí hậu khác nhau. Đặc biệt, chúng có thể ở phát triển trong môi trường khô hạn, vì thế rất được khuyến khích làm cây trồng luân canh trên cánh đồng.

2. Hạt chia là gì?

Hạt chia là hạt của cây Salvia Hispaniola (cây chia). Nhiều người nhầm lẫn hạt chia với hạt é, nên bạn cần phân biệt rõ:

– Điểm giống nhau: cùng thuộc họ bạc hà (mint), kích thước khá giống nhau, không mùi, không vị.

– Điểm khác nhau:

  • Hạt chia: có đường kính nhỏ hơn so với hạt é, nếu nhìn kỹ hai hạt bạn sẽ nhận ra kích thước hạt chia chỉ khỏang ½ hạt é. Hạt chia được chia làm hai loại hạt chia đen và hạt chia trắng, cả hai loại đều có vân, vỏ bóng và sánh. Nhìn bằng mắt thường bạn sẽ có cảm giác như hạt chia được bao bọc lớp dầu.
  • Hạt é: có màu đen tuyền, vỏ mỏng không bóng dầu như hạt chia.
phan biet hat chia va hat e
Hạt chia và hạt é khi chưa ngâm nước
phan biet hat chia va hat e khi ngam nuoc
Hạt chia và hạt é khi ngâm nước

3. Giá trị dinh dưỡng của hạt chia

Cây chia được trồng chủ yếu để lấy hạt. Hạt chia có nhiều tính chất dược lý và hàm lượng dinh dưỡng quý giá. Hạt chia có nguồn acid béo thiết yếu Omega-3 vượt trội, hàm lượng Natri thấp, hàm lượng protein, chất béo, chất xơ và chất chống oxy hóa cao. Hạt có hàm lượng đạm 19-23%, nguồn vitamin B dồi dào, canxi cao gấp 6 lần sữa, chất xơ cao gấp 1,6 lần lúa mạch, nồng độ lipid trong hạt cũng rất cao.

4. Hạt chia có tác dụng gì?

Hạt chia được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực dưỡng sinh, làm đẹp, giảm cân, chống lão hóa, và điều trị một số chứng bệnh. Dưới đây là thông tin cụ thể:

4.1. Tốt cho phụ nữ mang thai

Hạt chia hội tụ đầy đủ các thành phần dinh dưỡng tốt cho thai nhi: sắt, canxi, vitamin A, magie, Omega 3. Đặc biệt là chất Folat giúp cho hệ thần kinh và não bộ phát triển. Nói một cách khác, hạt chia được nằm trong top các loại thảo dược hiếm khi chứa 2 hàm lượng chất Omega 3 và Folat dồi dào đến như vậy.

4.2. Tốt cho người bị tiểu đường

Hạt chia khi ngâm nước, nở lớn rất nhiều lần so với khối lượng của nó và tạo ra lớp gel mềm do chất xơ hòa tan. Chính lớp gel này giúp cho chất đường trong bao tử hấp thụ chậm hơn làm cho trị số glycemic index thấp đi, giúp cho cơ thể tránh bị tiểu đường cũng như trở thành thực phẩm tốt cho những ai mắc căn bệnh này.

4.3. Giúp da, tóc và móng tay khỏe

Tóc và móng tay được hình thành, phát triển nhờ chất đạm là chủ yếu, nên chúng ta cần bổ sung lượng chất đạm tương đối lớn trong bữa ăn hằng ngày. Trong khi, hạt chia lại được tìm thấy nguồn Omega 6 ALA tương đối khá cao và chất chống oxy hóa cực tuyệt vời. Do đó, hạt chia có tác dụng rất tốt đối với việc tăng cường và giúp da, tóc và móng tay phát triển khỏe.

4.4. Hệ tim mạch khỏe

Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được một loại axit béo thiết yếu – Omega 3. Thế nhưng, trong hạt chia lại được tìm thấy lượng lớn Omega 3 ALA chiếm khoảng 20%, nên việc bổ sung hạt chia trong khẩu phần ăn hằng ngày dường như là một điều vô cùng thiết yếu. Không những thế, theo kết quả nghiên cứu cho thấy Omega 3 hỗ trợ tốt trong việc giảm lượng cholesterol và các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cũng như giúp hệ tim mạch được khỏe hơn.

4.5. Phòng loãng xương

Hạt chia chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng giúp cho xương chắc – khỏe như: Magie, Kẽm, Calcium, Phospho,… nên hỗ trợ tốt cho việc chống loãng xương hiệu quả. Thường căn bệnh loãng xương xảy ra ở người lớn tuổi vì hàm lượng hormon estrogen ít đi, làm cho việc điều tiết canxi trong máu mất đi sự cân bằng, dẫn đến tình trạng loãng xương.

4.6. Tốt cho hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ được tìm thấy trong hạt chia chiếm khoảng 37%, trong đó có khoảng 20% hòa tan và 80% là chất xơ không hòa tan để hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa hoạt động tối ưu hơn. Chất xơ nhiều sẽ giúp cho hệ tiêu hóa dễ dàng loại bỏ được các chất độc hại và loại bỏ dần lượng cholesterol dính ở thành ruột. Do đó, bổ sung hạt chia trong khẩu phần ăn, hoặc uống ly nước hạt chia mỗi ngày cũng rất tốt để ngăn ngừa và hỗ trợ tốt cho bệnh loãng xương.

4.7. Hỗ trợ giảm cân và tránh béo phì

Khả năng hấp thụ nước của hạt chia gấp 16 lần so với trọng lượng vốn có của nó, nên khi chúng ta uống cốc nước hạt chia thì thường có cảm giác no lâu cũng như giúp cơ thể hấp thụ ít lượng calo hơn. Đồng thời, vì chứa nhiều chất xơ nên sử dụng hạt chia cũng giúp bạn tránh được bệnh béo phì khi hạn chế được lượng mỡ dư thừa.

4.8. Làm chậm quá trình oxy hóa

Lượng Omega 3 ALA cùng với chất đạm trong hạt chia giúp cho cơ thể tránh được tình trạng lão hóa. Đặc biệt là loại bỏ được một số độc tố trong cơ thể, giúp cho làn da được tươi đẹp và khỏe mạnh hơn.

5. Hạt chia có tác hại gì không?

Mặc dù lợi ích của hạt Chia là rất lớn và chúng hoàn toàn vô hại, nhưng tiêu thụ quá nhiều hạt Chia (và bất kỳ loại thực phẩm nào khác) đều sẽ gây những tác động tiêu cực cho sức khoẻ. Nếu sử dụng quá nhiều (7-8 muỗng cho mỗi bữa ăn) , thì bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của hạt Chia như:

  • Vấn đề tiêu hoá: ăn quá nhiều hạt Chia có thể gây ra các vấn đề về đường ruột như táo bón, phân cứng hay tiêu chảy.
  • Gây huyết áp thấp: Hạt Chia có nguồn axit béo Omega-3 dồi dào rất tốt cho sức khoẻ nhưng mặt khác, nó cũng gây tác động tiêu cực tới huyết áp nếu sử dụng quá độ. Tác dụng phụ chính là Omega-3 sẽ khiến máu của bạn bị loãng làm cho huyết áp giảm, điều này khá nguy hiểm nếu bạn mắc bệnh huyết áp thấp hoặc bạn đang sử dụng thuốc làm loãng máu.
  • Ảnh hưởng đến lượng đường trong máu: Hạt Chia có thể điều chỉnh lượng đường trong máu nhưng chúng có thể kích thích quá mức các loại thuốc có tác dụng tương tự. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi kết hợp hạt Chia chung với các loại thuốc điều trị bệnh này.
  • Vấn đề dị ứng: Mặc dù rất hiếm, nhưng dị ứng hạt Chia có thể gây các vấn đề khá nghiêm trọng cho sức khoẻ bao gồm phát ban, nổi mề đay hay chảy nước mắt. Một số triệu chứng dị ứng thực phẩm khác như: “Khó thở, nôn mửa, tiêu chảy và sưng lưỡi” cũng có thể xảy ra.
  • Tác dụng phụ tiềm tàng đối với phụ nữ mang thai: quá trình mang thai là giai đoạn nhạy cảm và cần được chăm sóc nhiều nhất đối với phụ nữ, việc sử dụng hạt Chia cũng nên được tham khảo bác sĩ phụ sản để tránh những rủi ro không cần thiết.

6. Lời kết

Tóm lại, những tác dụng của hạt Chia đối với sức khoẻ là không thể phủ nhận. Nếu bạn chỉ sử dụng 1 hay 2 muỗng hạt Chia vào mỗi bữa ăn hằng ngày, nó hoàn toàn vô hại. Nhưng nếu bạn đang sử dụng quá nhiều hạt Chia, nó có thể gây những bất lợi về mặt sức khoẻ. Xét cho cùng, uống quá nhiều nước lọc còn gây tác dụng phụ cơ mà!

3.5/5 - (2 votes)

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top