Hiến gan có ảnh hưởng gì tới sức khỏe người hiến không ?

Hiến gan và ghép gan hiện nay không còn là điều hiến gặp. Việc hiến gan có thể sẽ là phương án duy nhất cứu sống những người bệnh cần thay gan. Vậy việc hiến gan có ảnh hưởng gì đối với người hiến không? Mời Quý vị cùng Tổng đài Y khoa tìm hiểu vấn đề này trong nội dung dưới đây.

hien gan co anh huong gi khong tdyk
Ghép gan có thể là phương cách duy nhất đem lại sự sống cũng như kéo dài thời gian sống thêm hiệu quả nhất cho bệnh nhân mắc các bệnh gan.

1. Ghép gan là gì?

Ghép gan là một phẫu thuật mà bác sĩ thay thế phần gan bệnh bằng một phần gan lành khoẻ mạnh, từ người cho sống hoặc từ nguồn hiến chết não. Trong hầu hết chỉ định, ghép gan là phương cách duy nhất đem lại sự sống cũng như kéo dài thời gian sống thêm hiệu quả nhất cho bệnh nhân mắc các bệnh gan.

hien gan ghep gan la gi tdyk
Một người có chức năng gan còn tốt, thể tích gan tối đa có thể cắt đi là 75%

Các chỉ định ghép gan thường gặp ở người lớn như là:

  • Xơ gan giai đoạn cuối (mất bù) đã có biến chứng (nguyên nhân do xơ gan rượu, hoặc viêm gan B mạn)
  • Suy gan cấp (Ngộ độc thuốc Paracetamol, Đợt cấp viêm gan virus mạn…)
  • Ung thư gan (HCC). Chỉ định với tiêu chuẩn Milan ( 1 u đơn độc ≤ 5 cm hoặc có đến 3 u ≤ 3 cm). Chỉ định với tiêu chuẩn UCSF (1 u đơn độc ≤ 5 cm hoặc ≤ 3 u, u lớn nhất ≤ 4.5 cm tống kích thước u ≤ 8 cm). Tiêu chuẩn sinh học (thường áp dụng ở Nhật Bản, Hàn quốc): AFP và PIVKA II <200
  • Các trường hợp chống chỉ định ghép gan thường gặp: Suy gan cấp nặng – hôn mê gan có phù não không hồi phục. Ung thư gan quá lớn, vượt quá tiêu chuẩn nêu trên; hoặc đã có di căn xa (xương, phổi…).
vet mo hien gan va nhan gan
Vết mổ phẫu thuật ghép tạng của người hiến gan và người nhận gan.

2. Phân loại hiến gan

– Hiến trực tiếp

  • Người thân ruột thịt cùng huyết thống trong gia đình: Cha, mẹ, anh, chị, con cái…
  • Họ hàng thân thích: Chú, bác, gì, anh em họ…
  • Những người không cùng huyết thống nhưng có mối liên hệ quan trọng với người bệnh như vợ, chồng hay bạn bè, đồng nghiệp.
  • Một người biết đến nhu cầu cần được cấy ghép từ người bệnh.

– Hiến gián tiếp

  • Người hiến nội tạng còn sống không lựa chọn người được hiến tặng. Sự tương thích sẽ dựa trên nhu cầu y tế và nhóm máu.
  • Trong một số trường hợp, người cho nội tạng có thể lựa chọn không biết thông tin của nhận hiến tặng hoặc người cho và người nhận có thể gặp nhau nếu cả hai đồng ý và phù hợp với chính sách của trung tâm ghép tạng.

3. Hiến gan có ảnh hưởng gì không ?

Gan là cơ quan có khối lượng lớn nhất của cơ thể, khi một số tế bào gan bị tổn thương thì những tế bào gan bình thường còn lại vẫn hoạt động, nên vẫn đảm bảo chức năng của cả cơ thể. Do đó, nếu một người có chức năng gan còn tốt, thể tích gan tối đa có thể cắt đi là 75%. Những tế bào gan còn lại (nếu khỏe mạnh, và được cung cấp đủ dinh dưỡng, cũng như không bị tác nhân bệnh lý khác tấn công) thì sẽ tích cực tái tạo trở lại và có thể đạt đến trọng lượng đủ lớn để đáp ứng chức năng gan của cơ thể.

Như với bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, những rủi ro liên quan đến người còn sống hiến gan bao gồm rủi ro ngắn hạn và dài hạn khi phẫu thuật, của chức năng gan và tâm sinh lý sau khi hiến tạng.

Người hiến gan có thể dẫn gặp các biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng, chảy máu, cục máu đông, phần gan còn lại không phát triển đầy đủ… và hiếm gặp là tử vong. Do vậy, người hiến cần lựa chọn các cơ sở y tế đảm uy tín để thực hiện hiến gan (Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện TƯQĐ 108…).

Về các rủi ro hay việc theo dõi tình trạng của người hiến vẫn chưa có nhiều thông báo và đang trong quá trình nghiên cứu. Nhìn chung, kết quả từ các dữ liệu sẵn có cho thấy những người hiến đang sống trong tình trạng sức khỏe tốt trong thời gian dài. Những người hiến cũng có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm lý tinh thần như lo lắng, trầm cảm, một số trường hợp cảm thấy tức giận, phẫn nộ, hối tiếc khi kết quả phẫu thuật ghép cho người nhận không thành công.

4. Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng dành cho người hiến gan

  • Sau khi phẫu thuật, người cho và người nhận gan đều phải được theo dõi sức khỏe trước khi về nhà.
  • Đối với người hiến, thông thường thời gian theo dõi là khoảng 10 ngày sau phẫu thuật. Đối với người nhận, thời gian theo dõi trung bình là 30 ngày. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm định kỳ để chắc chắn rằng gan mới hoạt động tốt.
  • Người hiến gan có thể sẽ trở lại mức hoạt động thể chất bình thường trong vòng một vài tuần hoặc vài tháng sau khi phẫu thuật hiến tạng. Người hiến cũng nên thảo luận với các bác sĩ thực hiện phẫu thuật nếu muốn thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất mới nào.
  • Tốt nhất, người hiến gan hãy tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia về nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật.

5. Lời kết

Với tỷ lệ mắc bệnh gan cũng như tỉ lệ tử vong do ung thư gan tăng ngày càng tăng cao trong những năm gần đây, nhu cầu ghép gan ngày càng tăng đối với bệnh nhân mắc bệnh gan giai đoạn cuối.

Ghép gan là phương cách duy nhất đem lại sự sống cũng như kéo dài thời gian sống thêm hiệu quả nhất cho bệnh nhân mắc các bệnh gan. Vậy nên người hiến gan sẽ có thể cứu sống những người bệnh cần thay gan.

Nguồn:

4.5/5 - (10 votes)

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top