☰ MỤC LỤC
Hiến tiểu cầu xong có hiến máu được không ? Đây là một trong những câu hỏi mà Tổng đài Y khoa nhận được nhiều nhất trong thời gian vừa qua. Dưới đây là câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm.
Sơ lược về hiến tiểu cầu
Hiện nay có hai dạng hiến máu phổ biến là lấy máu toàn phần và từng phần (lấy tiểu cầu bằng máy chiết tách). Hiến tiểu cầu là phương pháp dùng máy chiết tách tế bào máu chuyên dùng để chỉ lấy tế bào tiểu cầu, còn các tế bào máu khác thì trả lại người hiến máu. Quá trình lấy tiểu cầu và trả lại các tế bào máu khác được thực hiện trên cùng một thời điểm. Thời gian hiến tiểu cầu kéo dài khoảng 60 – 80 phút.
Khi hiến tiểu cầu bằng máy thì máy chỉ lấy tiểu cầu của người hiến và một phần huyết tương (để pha loãng tiểu cầu), còn các tế bào máu khác được truyền trả lại người hiến. Mỗi lần hiến tiểu cầu như vậy số lượng tiểu cầu được lấy là 3×1011 (tương đương 300 tỉ tiểu cầu) và khoảng 200ml huyết tương, còn số lượng hồng cầu hầu như không thay đổi trước và sau khi hiến tiểu cầu.
Số lượng tiểu cầu mất khoảng 20% số lượng tiểu cầu so với ban đầu. Nghĩa là theo tiêu chuẩn hiến tiểu cầu bằng máy, người hiến tiểu cầu phải có số lượng tiểu cầu hơn 200.000 tiểu cầu/mm3. Sau khi lấy, tiểu cầu của người hiến còn 160.000-170.000 tiểu cầu/mm3. Số lượng tiểu cầu này vẫn ở giới hạn của một người bình thường (150.000-300.000 tiểu cầu/mm3) hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến số lượng tiểu cầu của bạn.
Hiến tiểu cầu xong có hiến máu được không ?
Tiểu cầu có đời sống 8-12 ngày nên khoảng cách giữa hai lần hiến tiểu cầu bằng máy chiết tách là 01 tháng (Quy chế truyền máu năm 2007 cũng quy định rõ như vậy). Đó là do các chuyên gia tính toán điều kiện kinh tế, tập quán ăn uống, mức sống của người dân Việt Nam.
Trong khi đó, hồng cầu có đời sống 120 ngày nên khoảng cách giữa hai lần hiến máu toàn phần là 3-4 tháng, phù hợp với sự tái tạo sinh lý.
Như vậy, sau khi hiến tiểu cầu xong, nếu trong điều kiện sinh hoạt lành mạnh, dinh dưỡng tốt, sau khoảng 01 tháng, bạn có thể đi hiến máu.
Tổng đài Y khoa