Lợi ích của rau mầm

Rau mầm là loại rau khá quen thuốc đối với các mẹ nội trợ. Chúng rất giàu chất dinh dưỡng. Rau mầm được cho là cải thiện tiêu hóa và lượng đường trong máu của bạn, và thậm chí có thể chống lại bệnh tim. Để hiểu rõ hơn về lợi ích rau mầm, mời bạn đọc cùng Tổng Đài Y Khoa tìm hiểu những lợi ích mà rau mầm mang lại nhé:

Rau mầm có nhiều lợi ích, chúng rất giàu chất dinh dưỡng. Rau mầm được cho là cải thiện tiêu hóa và lượng đường trong máu của bạn, và thậm chí có thể chống lại bệnh tim.
Rau mầm có nhiều lợi ích, chúng rất giàu chất dinh dưỡng. Rau mầm được cho là cải thiện tiêu hóa và lượng đường trong máu của bạn, và thậm chí có thể chống lại bệnh tim.

1. Rau mầm là gì?

Rau mầm là những hạt đã nảy mầm và phát triển thành cây non. Quá trình nảy mầm này thường bắt đầu với những hạt giống được ngâm trong vài giờ.

Các hạt ngâm tiếp xúc với đất cùng sự kết hợp nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Cây sẽ phát triển từ hai đến bảy ngày. Thời gian canh tác ngắn từ 4-15 ngày tuổi là thu hoạch

Nhiều loại hạt khác nhau có thể được nảy mầm. Dưới đây là danh sách các loại hạt mầm phổ biến nhất hiện có trên thị trường:

  • Đậu và giá đỗ: Chẳng hạn như đậu lăng, đậu tương, đậu xanh, đậu đen, và giá đỗ tuyết…
  • Các loại hạt nảy mầm: Chẳng hạn như gạo lứt, kiều mạch, rau dền, kamut, quinoa và mầm yến mạch.
  • Rau hoặc mầm lá: Chẳng hạn như củ cải, bông cải xanh, củ cải đường, mù tạt xanh, cỏ ba lá, cải xoong và mầm cây hồ đào.
  • Hạt và mầm hạt: Chẳng hạn như hạnh nhân, hạt củ cải, hạt cỏ linh lăng, hạt bí ngô, hạt vừng hoặc mầm hạt hướng dương.

Rau mầm thường được tiêu thụ thô, nhưng cũng có thể được nấu chín nhẹ trước khi bạn ăn chúng.

1. Lợi ích của rau mầm

– Nhiều hợp chất bổ dưỡng:

Mặc dù rau mầm rất ít calo. Nhưng rau mầm là một nguồn dinh dưỡng phong phú và các hợp chất thực vật có lợi. Hàm lượng vitamin và khoáng chất của chúng rất đa dạng.

Quá trình nảy mầm làm tăng mức độ dinh dưỡng, làm cho rau mầm giàu protein, folate, magiê, phốt pho, mangan và vitamin C và K hơn so với thực vật chưa nảy mầm.

Trong rau mầm có chứa nhiều vitamin A, C, E, Caroten… Là những chất chống oxy hóa hữu hiệu giúp giải độc cơ thể, tăng sức đề kháng cho người dùng. Đồng thời bồi bổ sức khỏe và gia tăng tuổi thọ.

Điểm mấu chốt:

Mầm có xu hướng làm tăng mức độ dinh dưỡng trong hạt, cây họ đậu, rau hoặc hạt được nảy mầm. Rau mầm cũng chứa hàm lượng chất chống độc thấp hơn, giúp cơ thể bạn dễ dàng hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng mà chúng chứa.

– Rau mầm có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Rau mầm cũng giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.

Trong một nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã sử dụng chất bổ sung mầm bông cải xanh. Trong tám tuần, nồng độ insulin trong máu giảm đáng kể .

Các nhà khoa học đã chứng minh, trong rau mầm có chất chống oxi hóa sulphoraphanes có tác dụng làm giảm insulinvà giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2

Điểm mấu chốt:

Rau mầm giúp những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 kiểm soát tốt lượng đường trong máu của họ. Những ai không mắc bệnh tiểu đường nên ăn rau mầm hàng ngày để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

– Cải thiện hệ tiêu hóa

Rau mầm có thể giúp bạn tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Trong rau mầm lại có hàm lượng chất xơ cao nên khi ăn nhiều rau mầm giúp nhu ruột hoạt động tốt hơn. Dạ dày co thắt tốt dẫn đến việc tiêu hóa thức ăn không gặp trở ngại.

Rau mầm làm tăng lượng chất xơ không hòa tan. Một loại chất xơ giúp hình thành phân và di chuyển qua ruột, làm giảm khả năng táo bón.

Ngoài ra, rau mầm làm giảm lượng gluten. Điều này làm hệ tiêu hóa dễ tiêu hóa hơn. Đặc biệt đối với những người nhạy cảm với gluten.

Đậu, ngũ cốc, rau, quả hạch và hạt nảy mầm chứa lượng chất chống độc thấp. Điều này giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng trong quá trình tiêu hóa.

Điểm mấu chốt:

Rau mầm có xu hướng chứa lượng chất xơ không hòa tan cao, dễ tiêu hóa và giảm khả năng táo bón. Rau mầm cũng chứa hàm lượng gluten và chất chống độc thấp, cải thiện hơn nữa quá trình tiêu hóa.

– Cải thiện sức khỏe tim mạch

Thêm rau mầm trong chế độ ăn uống hàng ngày, sẽ giúp bạn có một trái tim thật khỏe mạnh. Vì rau mầm làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, chẳng hạn như mức cholesterol trong máu cao.

Ăn rau mầm thường xuyên giúp tăng cường tuần hoàn máu, giúp cung cấp máu đến não, tim… nhanh chóng mà không gặp phải bất kì trở ngại nào. Từ đó, giúp tăng năng suất làm việc của cơ thể và sự phát triển của các tế bào.

Một số nghiên cứu động vật cho thấy rằng ăn mầm có thể làm tăng cholesterol “tốt” HDL và giảm tổng và mức cholesterol LDL “xấu”.

Điểm mấu chốt:

Rau mầm có thể cải thiện sức khỏe của tim bằng cách giảm cholesterol LDL, chất béo trung tính trong máu. Đồng thời tăng cholesterol HDL “tốt” cho tim bạn.

Rau mầm làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, chẳng hạn như mức
Rau mầm làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, chẳng hạn như mức

2. Làm thế nào thêm rau mầm vào trong chế độ ăn uống

Rau mầm có thể chế biến thức ăn với nhiều hình thức khác nhau như: rau ăn sống, rau trộn gỏi, rau nấu canh,… Tùy loại hạt mầm mà có những loại rau mầm cho hương vị đặc trưng khác nhau. Chẳng hạn, bạn có thể ăn rau mầm sống trong bánh sandwich hoặc bỏ vào món salad.

Rau mầm cũng dễ dàng thêm vào các bữa ăn như các món cơm, món xào, trứng ốp la, súp hoặc bánh mì kẹp thịt.

Điểm mấu chốt: Rau mầm có thể được ăn sống hoặc nấu chín. Chúng cũng dễ dàng để thêm vào một loạt các bữa ăn và đồ ăn nhẹ.

3. Lời kết

Chắc hẳn các mẹ nội trợ đã không còn xa lạ gì với rau mầm phải không nào! Từ chợ đến các cửa hàng rau sạch, siêu thị đều có bày bán. Rau mầm là loại rau cao cấp, được sản xuất trong môi trường sạch, an toàn từ hạt các loại đậu, rau củ và nguồn dinh dưỡng mà nó mang đến là cực kì dồi dào.

Thông qua bài viết này, Tổng Đài Y Khoa hy vọng bạn có được thêm kiến thức về lợi ích của các loại rau mầm, để bổ sung vào thực đơm trong gia đình. Mang lại nhiều sức khỏe tốt cho gia đình bạn!

Nguồn tham khảo:

D.G – Tổng Đài Y Khoa

Đánh giá bài viết

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top