Người trên 65 tuổi mắc bệnh mạn tính có nên tiêm vaccine COVID-19 không?

Người trên 65 tuổi mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường… có nên tiêm vaccine COVID-19 không là băn khoăn của nhiều người. Câu trả lời sẽ có trong nội dung dưới đây.

nguoi tren 65 tuoi co nen tiem vac xin covid-19 khong
Hình ảnh minh họa

TP HCM vừa có kế hoạch chuẩn bị tiêm chủng vaccine COVID-19 đợt 5, trong đó, người mắc bệnh (thận mạn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), người có tình trạng béo phì và người trên 65 tuổi sẽ được tiêm ở bệnh viện; những đối tượng còn lại sẽ được tiêm ở các điểm cộng đồng.

Để công tác tổ chức tiêm chủng được thuận lợi, an toàn, kịp tiến độ, Sở Y tế đề nghị Phòng Y tế và Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổng hợp và gửi danh sách người trên 65 tuổi, người mắc bệnh và người có tình trạng béo phì có hộ khẩu trên địa bàn đến các bệnh viện được phân công tiêm.

Theo Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 vừa được Bộ Y tế ban hành hôm 15/7, áp dụng trên toàn quốc, người có bệnh mạn tính đang tiến triển; người đang bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đã cắt lách, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, corticoid liều cao (tương đương hoặc hơn 2mg prednisolon/kg/ngày trong ít nhất 7 ngày); người mắc bệnh cấp tính… thì thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng.

Người trên 65 tuổi, người có tiền sử bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định; Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông thì phải chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện.

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, người trên 65 tuổi vẫn nên đăng ký tiêm chủng vaccine COVID-19. Những trường hợp này nên lưu ý, khi đăng ký tiêm chủng trực tuyến cần điền thông tin cụ thể vào cột (trên 65 tuổi) trong phiếu. Căn cứ vào tình hình sức khoẻ của những người trên 65 tuổi sẽ quyết định việc họ được tiêm hay không.

“Nếu người trên 65 tuổi sau khi được khám lâm sàng mà sức khoẻ của họ hoàn toàn bình thường thì có thể chỉ định tiêm ở bệnh viện. Do đó, người dân cần điền đầy đủ thông tin trên phiếu đăng ký tiêm chủng” – bà Nhị Hà lưu ý.

Võ Thu

(Nguồn: Gia đình & Xã hội)

5/5 - (1 vote)

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top