Viêm gan A là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan, gây ra bởi virus viêm gan A. Bệnh xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng và thường dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Người lớn và trẻ em đều cần tiêm phòng vacxin viêm gan A để phòng tránh bệnh.

1. Bệnh viêm gan A là gì?
Viêm gan A (Hepatitis A) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan, gây ra bởi virus viêm gan A (hepatitis A virus). Bệnh thường lây qua đường tiêu hóa, từ phân người bệnh tới người lành, chẳng hạn qua thức ăn nhiễm bẩn.
Bệnh viêm gan A thường không có giai đoạn mãn tính và không gây tổn thương vĩnh viễn đối với gan. Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tạo các kháng thể chống lại virus viêm gan A, kháng thể này thực hiện miễn dịch đối với các lần nhiễm trong tương lai. Có loại vắc-xin phòng viêm gan A trong tối thiểu 10 năm.
Mỗi năm, trên toàn cầu, có khoảng 1,5 triệu ca có triệu chứng trong số tổng cộng khoảng mười triệu ca nhiễm bệnh. Bệnh phổ biến ở những nơi vệ sinh kém và không đủ nước sạch. Ở thế giới đang phát triển khoảng 90% trẻ bị nhiễm bệnh lúc 10 tuổi và như vậy miễn nhiễm khi trưởng thành. Bệnh thường thành dịch ở những nước phát triển trung bình vì nơi đó trẻ không bị nhiễm khi còn nhỏ và không có tiêm vắc xin phổ cập. Vào năm 2010, viêm gan siêu vi A cấp tính gây 102.000 ca tử vong. Ngày Viêm Gan Thế giới diễn ra hàng năm vào ngày 28/7 nhằm nâng cao nhận thức về viêm gan siêu vi.
2. Nguyên nhân lây truyền bệnh viêm gan A
Bệnh viêm gan A thường lây do ăn uống thực phẩm hoặc nước bị nhiễm phân có chứa vi rút viêm gan A. Động vật có vỏ cứng mà không được nấu thật chín là nguồn lây khá phổ biến. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc thân mật với người bệnh. Mặc dù trẻ em thường không có triệu chứng khi bị bệnh, nhưng trẻ vẫn có thể lây cho người khác. Sau khi mắc bệnh một lần thì người đó được miễn nhiễm suốt đời. Việc chẩn đoán đòi hỏi phải xét nghiệm máu bởi vì triệu chứng của bệnh giống với triệu chứng của một số bệnh khác. Đây là một trong năm vi rút viêm gan đã được nhận biết: A, B, C, D, và E.
Vắc xin phòng viêm gan A hiệu quả trong việc phòng ngừa. Một số nước thường khuyến cáo tiêm vắc xin cho trẻ và những người có nguy cơ cao mà chưa được tiêm trước đó. Vắc xin cho thấy hiệu quả suốt đời. Các biện pháp phòng ngừa khác gồm rửa tay và nấu thức ăn chín kỹ. Không có điều trị đặc hiệu, chỉ nghỉ ngơi và khuyến nghị dùng thuốc điều trị nôn ói hoặc tiêu chảy khi cần. Bệnh thường phục hồi hoàn toàn và không có bệnh gan dai dẳng. Điều trị suy gan cấp, nếu có, bằng việc ghép gan.
3. Triệu chứng của bệnh viêm gan siêu vi A
Triệu chứng bệnh thường xuất hiện trung bình 4 tuần (15-50 ngày) sau khi nhiễm virus và thường kéo dài dưới 2 tháng, một số trường hợp có thể kéo dài đến 6 tháng. Tuy nhiên cũng có một số người bị bệnh mà không có triệu chứng gì. Người bệnh viêm gan A có thể có những triệu chứng sau:
- Sốt
- Mệt mỏi
- Mất cảm giác ngon miệng
- Buồn nôn và nôn
- Nước tiểu sậm màu
- Vàng da, vàng mắt
- Đau bụng vùng hạ sườn bên phải, nhất là khi ấn vào
- Phân bạc màu và lỏng hơn bình thường.
Ở trẻ em dưới 6 tuổi thường nhiễm siêu vi A viêm gan A sẽ không có triệu chứng (70%), nếu có thì thường sẽ không có vàng da. 70% trẻ lớn hơn và người lớn sẽ có vàng da.
Để xác định người bệnh có mắc bệnh viêm gan siêu vi A hay không, bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng bệnh, khám da và mắt để tìm dấu hiệu về gan hoặc khám bụng để xác định xem gan có to hơn bình thường hay không.
Sau đó bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm máu để xem hoạt động của gan có biểu hiện bất thường hay không và xác định loại virus nào gây viêm gan.
4. Ai nên tiêm viêm gan A ?
Những đối tượng nên tiêm ngừa bệnh này là:
- Tất cả trẻ em trên 1 tuổi.
- Người có bệnh gan mạn tính.
- Bệnh nhân được điều trị với yếu tố đông máu.
- Trẻ em, trẻ vị thành niên sống trong vùng có dịch viêm gan A.
- Để phòng ngừa bệnh, tối thiểu bạn cần tiêm 2 liều vắc xin ít nhất 6 tháng hoặc có thể tiêm cùng lúc với các loại vắc-xin khác.
- Đối với trẻ em, liều đầu tiên có thể tiêm khi trẻ đủ 12 tháng tuổi.
- Đối với những người có nguy cơ cao nhiễm viêm gan A.
- Những trường hợp không nên tiêm vắc-xin phòng viêm gan A.
- Khi có phản ứng dị ứng nặng với mũi tiêm vaccin viêm gan siêu vi A lần đầu.
- Người có phản ứng dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin. Tất cả vaccin viêm gan A có chứa nhôm và một vài loại thì có chứa 2-phenoxyethanol.
- Người đang mắc bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng nên hoãn tiêm. Trong trường hợp bệnh nhẹ thì có thể tiêm được.
5. Những lưu ý sau khi tiêm vắc-xin viêm gan A
Vaccin phòng viêm gan A có thể gây ra những phản ứng sau tiêm. Thường là những phản ứng nhẹ, những phản ứng nặng rất hiếm khi xảy ra.
Phản ứng nhẹ thường kéo dài từ 1-2 ngày với những triệu chứng sau:
- Nhức đầu: Có ở cả trẻ em và người lớn.
- Chán ăn: Đa số ở trẻ em.
- Mệt mỏi: Đa phần là ở người lớn.
- Ai nên tiêm viêm gan A.
- Trẻ sẽ cảm thấy chán ăn sau khi tiêm vaccin phòng viêm gan A một đến hai ngày.
- Rất hiếm có trường hợp bị phản ứng dị ứng nặng sau tiêm. Nếu có thường xảy ra trong vòng một vài phút hoặc một vài giờ sau tiêm.
Chú ý theo dõi các phản ứng sau khi tiêm tại chỗ tối thiểu 30 phút. Khi thấy có những dấu hiệu bất thường như: sốt cao, có thay đổi về hành vi, phản ứng dị ứng nặng gồm khó thở, khàn giọng, khò khè, nổi mề đay, da tái xanh, mệt, chóng mặt, mạch nhanh… thì các bác sĩ sẽ xử trí kịp thời.
Nguồn: TĐYK (TH)