Những bệnh nào không được đi XKLĐ Nhật Bản ?

Những bệnh không được đi XKLĐ Nhật Bản bao gồm các nhóm bệnh như: bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa, bệnh nội tiết,… Tất cả có 13 nhóm bệnh đã được quy định trong Thông tư liên tịch do Bộ Y tế, Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội về việc khám và chứng nhận sức khỏe cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

13 nhom banh khong duoc di xkld nhat ban
Làm việc tại Nhật Bản là mong muốn của nhiều lao động trẻ Việt Nam.

Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển và luôn chú trọng đến vấn đề môi trường lao động và kinh tế cho người lao động nước ngoài nên nhiều năm nay, xuất khẩu lao động (XKLĐ) Nhật Bản luôn thu hút được sự chú ý của nhiều người lao động tại Việt Nam.

Tuy nhiên, để được đi XKLĐ Nhật Bản thì các bạn phải trải qua một kỳ kiểm tra sức khỏe tại các bệnh viên đủ tiêu chuẩn khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động. Việc khám sức khỏe này nhằm mục đích kiểm tra xem người lao động liệu có đủ sức khỏe để chịu được môi trường sống cũng như môi trường làm việc khắc nghiệt Nhật Bản không.

Dưới đây là 13 nhóm bệnh không được đi XKLĐ Nhật Bản đã được quy định trong thông tư liên tịch do Bộ Y tế, Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội về việc khám và chứng nhận sức khỏe cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

A. 13 nhóm bệnh không được đi XKLĐ Nhật Bản

1. Nhóm bệnh tim mạch

  • Nhồi máu cơ tim
  • Suy tim
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Viêm cơ tim
  • Loạn nhịp hoàn toàn
  • Suy mạch vành
  • Người mang máy tạo nhịp tim
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Người bị di chứng tai biến mạch máu não
  • Viêm tắc động mạch

2. Nhóm bệnh hô hấp

  • Ung thư phổi
  • Áp xe phổi
  • Hen phế quản
  • Tâm phế mạn
  • Bệnh lao phổi
  • Khí phế thũng
  • Viêm dày dính màng phổi
  • Tràn dịch màng phổi
  • Tắc nghẽn đường hô hấp mãn tính
  • Xơ phổi

Người lao động bị bệnh về hô hấp thường khó tham gia các đơn hàng nông nghiệp trồng hoa hoặc đơn hàng công xưởng chế biến thực phẩm.

3. Nhóm bệnh tiêu hóa

  • Áp xe gan
  • Xơ gan
  • Cổ chướng
  • Sỏi mật
  • Ung thư gan
  • Lách to
  • Ung thư đường tiêu hóa
  • Vàng da
  • Loét dạ dày tá tràng có hẹp môn vị
  • Viêm gan A, B, C

Đau dạ dày là một bệnh thường gặp, người lao động bị bệnh này vẫn có thể tham gia nếu bị ở mức độ nhẹ.

4. Nhóm bệnh nội tiết

  • Đái nhạt
  • Đái tháo đường
  • Cường giáp
  • Suy tuyến thượng thận
  • Suy tuyến giáp
  • U tuyến thượng thận

Các bệnh về nội tiết thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó sẽ không đảm bảo được công việc hàng ngày.

5. Nhóm bệnh thận và tiết niệu

  • Suy thận
  • Thận hư nhiễm mỡ
  • Thận đa u thận
  • Viêm cầu thận cấp và mãn tính
  • Sỏi đường tiết niệu
  • Viêm thận vể thận cấp hoặc mãn tính

6. Nhóm bệnh thần kinh

  • U não Parkinson
  • Bệnh u tuyến ức
  • Động kinh
  • Xơ hóa cột bên teo cơ
  • Di chứng bại liệt
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống
  • Rối loạn vận động
  • Tổn thương thần kinh trung ương và ngoại biên
  • Liệt chi

7. Nhóm bệnh tâm thần

  • Histeria
  • Rối loạn cảm xúc
  • Nghiện rượu
  • Tâm thần phân liệt
  • Nghiện ma túy

8. Nhóm bệnh cơ quan sinh dục

  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư vú
  • Ung thư dương vật
  • Sa sinh dục
  • Ung thư bàng quang
  • U sơ tuyến tiền liệt
  • U nang buồng trứng

9. Nhóm bệnh cơ xương khớp

  • Loãng xương nặng
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Viêm xương
  • Thoái hóa cột sống giai đoạn 3
  • Cụt chi

10. Nhóm bệnh da liễu và hoa liễu

  • HIV, AIDS
  • Bệnh lậu cấp và mãn tính
  • Vảy nến
  • Hồng ban nút do liên cầu
  • Vẩy rồng
  • Bệnh Pemphigus các thể
  • Viêm da mủ
  • Loét lâu lành
  • Nấm sâu, nấm hệ thống
  • Các thể lao da
  • Viêm tắc động mạch
  • Viêm da mủ hoại tử
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Hồng ban nút do lao
  • Bệnh Porphyrida
  • Bệnh hệ thống tạo keo
  • Bệnh Duhring
  • Bênh phong chưa khỏi hoặc bị di chứng tàn tật độ 2
  • Các bệnh da do vius, vi khuẩn, nấm đang điều trị hoặc chưa khỏi

Ngoài ra, các loại xăm trổ trên da đều không được chấp nhận.

11. Nhóm bệnh về mắt

  • Quáng gà
  • Sụp mi độ 3 trở lên
  • Đục nhân mắt
  • Thoái hóa võng mạc
  • Thiên đầu thống
  • Các bệnh mắt cấp tính
  • Viêm màng bồ đào
  • Viêm thần kinh thị giác

12. Nhóm bệnh tai – mũi – họng

  • Lao phổi
  • Áp xe phổi
  • Xơ phổi
  • Hen phế quản
  • Tâm phế mãn
  • Tràn dịch màng phổi
  • Khí phế thũng
  • Tắc nghẽn đường hô hấp
  • Ung thư phổi
  • Viêm dày dính màng phổi

13. Nhóm bệnh Răng – hàm – mặt

Các bệnh về răng thì ít hơn. Gồm có các bệnh:

  • U nang vùng răng miệng, hàm mặt gây ảnh hưởng đến sức khỏe,
  • Dị tật vùng hàm mặt

Đối với những bệnh nhẹ như mẻ răng và sâu răng vẫn đi XKLD Nhật Bản được bình thường.

B. Các điều kiện khác để đi XKLĐ Nhật Bản

Bên cạnh các yêu cầu về điều kiện sức khỏe, bạn cần đáp ứng các nhu cầu khác để có thể đi XKLĐ Nhật Bản

1. Về độ tuổi

  • Độ tuổi được nhiều nhà tuyển dụng Nhật Bản ưu ái chiêu mộ nhất là từ 18-35 tuổi.
  • Tuy nhiên, cũng có một số hợp đồng XKLĐ Nhật Bản thời hạn 01 năm sẽ lấy đến 40 tuổi và một số hợp đồng đặc biệt khác.

2. Về trình độ văn hóa và chuyên môn

  • Để được đi XKLĐ Nhật Bản người lao động tối thiểu phải tốt nghiệp cấp THCS trở lên (ngành nghề lao động phổ thông)

3. Về ngoại hình

  • Nam: Cao trên 1m60, nặng trên 50kg
  • Nữ: Cao 1m50, nặng 45 kg

Trên đây là những bệnh không được đi XKLĐ Nhật Bản. Bạn nào có ý định sang Nhật làm việc thì chú ý vấn đề này nhé.

Nguồn: VJcare.com

Đánh giá bài viết

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top