Rối loạn tiền đình tập yoga có tốt không ?

Yoga được công nhận là một liệu pháp có lợi cho sức khỏe và ngày càng trở nên phổ biến. Tập yoga hàng ngày giúp điều hoà nhịp thở, điều chỉnh nhịp tim, phòng và điều trị bệnh… Vậy với người bệnh rối loạn tiền đình thì sao, tập yoga mang lại những lợi ích gì?

roi loan tien dinh tap yoga co tot khong
Luyện tập Yoga có thể giúp gắn kết tâm trí và cơ thể với nhau.

1. Tổng quan về rối loạn tiền đình

Cảm giác cân bằng của chúng ta là một mối quan hệ phức tạp giữa tai trong, thị giác và hệ thống thính giác (các tín hiệu vật lý cho não biết cơ thể đang ở đâu trong môi trường của nó). Nếu bạn bị rối loạn tiền đình (các vấn đề về thăng bằng), bạn có thể gặp phải các vấn đề như: thường xuyên chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng, mệt mỏi, buồn nôn…

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn tiền đình, trong đó có thể kể đến các nguyên nhân như: Huyết áp thấp, các bệnh về tim mạch, tình trạng căng thẳng, stress kéo dài, sử dụng quá nhiều bia rượu hay những người mắc bệnh béo phì,…

> Bạn có thể tìm hiểu cụ thể hơn về bệnh rối loạn tiền đình [TẠI ĐÂY]

2. Sơ lược về tập yoga

Yoga là một bộ môn tập luyện chậm rãi và đòi hỏi phải có sự kiên trì. Việc tập yoga được đánh giá dựa trên việc bạn tập một tư thế được bao lâu chứ không phải tập được nhiều tư thế hay không. Chính điều này giúp cơ thể tăng cường sức bền và làm cho cơ bắp trở nên dẻo dai hơn.

Đặc biệt, tập yoga không mất sức quá nhiều. So với những bộ môn rèn luyện sức khỏe khác, bạn cần ít thời gian để làm quen hơn. Có một điều chắc chắn là sau khi tập yoga được một thời gian, cơ thể bạn sẽ trở nên dẻo dai và sức chịu đựng cũng cao hơn.

3. Rối loạn tiền đình tập yoga có tốt không ?

Đối với những người bị rối loạn thăng bằng, việc chú tâm và có chủ ý đến các chuyển động là rất quan trọng. Luyện tập Yoga có thể giúp gắn kết tâm trí và cơ thể với nhau.

Theo Hiệp hội Rối loạn tiền đình (VEDA), nếu tập yoga bài bản, đúng cách sẽ rất hữu ích cho những người bị rối loạn tiền đình. Yoga giúp bạn tập trung, làm chủ sự cân bằng.

Luyện tập yoga giúp tăng cường sức mạnh cho phần dưới cơ thể và hệ thống cảm giác của cơ thể để cân bằng khi xoay người, đi bộ hoặc uốn cong giúp não bộ làm quen với trạng thái cân bằng chủ động.

4. Các bài tập yoga dành cho người bệnh rối loạn tiền đình

Cho dù bạn muốn tập yoga vì chứng rối loạn tiền đình hay để cải thiện khả năng giữ thăng bằng, những bài tập yoga dưới đây sẽ rất hữu ích đối với bạn.

– Bài tập Romberg

  • Đầu tiên đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, hai tay buông thẳng
  • Nhẹ nhàng ngã người ra trước rồi ra sau, sao cho trọng lực dồn xuống ngón chân và gót chân. Không được giở ngón chân hoặc gót lên. Cố gắng sao cho cả vai và hông di chuyển cùng với nhau. Không khom lưng. Giữ một lát thì trở về tư thế chuẩn bị.
    Lập lại mỗi lần 20 nhịp. Lúc đầu nên cố gắng thực hiện một cách chầm chậm, rồi sau đó mới nâng dần lên theo biên độ và tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.
bai tap cho nguoi roi loan tien dinh bai tap Romberg
Bài tập Romberg

– Bài tập lắc lư hai bên (dựa tường)

  • Đầu tiên đứng vào gần vách tường. Đứng thẳng người, hai chân chụm sát vào nhau, tay buông thẳng sát về phía người. Hai mắt nhắm chặt. Thực hiện động tác này trong 30 giây.
  • Bạn cũng có thể nâng mức độ cho bài tập này bằng cách đưa hai tay thẳng về phía trước song song với mặt đất.

– Bài tập lắc lư hai bên

  • Đứng thẳng người, hai chân giang chân rộng bằng vai, tay buông thẳng.
  • Di chuyển cả thân mình (cả vai và hông cùng di chuyển) sang trái, sao cho toàn thân trụ trên chân trái, rồi sang phải, trụ lên chân phải.
  • Không được nhấc gót và ngón chân lên.
  • Lập lại như vậy 20 nhịp. Thực hiện động tác thật chậm rãi, một khi đã quen với tốc độ bạn có thể nâng dần lên theo biên độ cũng như là tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.

– Bài tập lắc lư trước sau

  • Đầu tiên đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, hai tay buông thẳng
  • Nhẹ nhàng ngã người ra trước rồi ra sau, sao cho trọng lực dồn xuống ngón chân và gót chân. Không được giở ngón chân hoặc gót lên.
  • Cố gắng sao cho cả vai và hông di chuyển cùng với nhau. Không khom lưng. Giữ một lát thì trở về tư thế chuẩn bị.
  • Lập lại mỗi lần 20 nhịp. Lúc đầu nên cố gắng thực hiện một cách chầm chậm, rồi sau đó mới nâng dần lên theo biên độ và tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.
bai tap cho nguoi roi loan tien dinh bai tap lac lu truoc sau
Bài tập lắc lư trước sau.

– Bài tập dậm chân tại chỗ

  • Việc dậm chân tại chỗ giống với những động tác hành quân trong quân đội, lặp đi lặp lại khoảng 3 phút.
  • Kết thúc bài tập hãy thả lỏng cơ thể.
bai tap cho nguoi roi loan tien dinh bai tap dam chan tai cho
Bài tập dậm chân tại chỗ.

5. Lưu ý khi thực hiện các bài tập yoga

Các bài tập yoga luôn chú trọng đến nhịp thở nhờ vậy mà không khí sẽ được đưa vào bên trong cơ thể đi đến não bộ giúp lượng ôxy có thể lưu thông đến các bộ phận khác bên trong cơ thể để điều hòa các hoạt động của não bộ.

 

Đánh giá bài viết

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top