Trước khi tiêm vắc xin COVID-19, bạn nên biết những điều này

Dưới đây là những thông tin bạn cần biết trước khi tiêm vắc xin COVID-19 do các chuyên gia y tế tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã đưa ra. Mời bạn theo dõi.

nhung dieu can biet truoc khi tiem vac xin covid-19
Mức độ bảo vệ của các vắc xin COVID-19 gần như nhau, không có sự khác biệt quá lớn

1. Những loại vắc xin phòng COVID-19 hiện đang được đưa vào chiến dịch tiêm chủng ở Việt Nam?

Cho đến nay, ở hiện nay hiện đã và đang sử dụng 3 loại vắc xin:

  • AstraZeneca
  • Pfizer của bioNTech
  • Sinofarm (Trung Quốc)

2. Cơ chế sinh miễn dịch của những loại vắc xin này giống và khác nhau như thế nào?

PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc Sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết:

Các loại vắc xin có cơ chế sinh miễn dịch giống nhau là “dạy” cho cơ thể nhận diện ra 1 trong 4 loại protein của virus SARS-CoV-2 (là protein gai) để đáp ứng miễn dịch bằng cách sinh kháng thể chống lại virus khi nhiễm bệnh. Các vắc xin khác nhau về công nghệ sản xuất còn cơ chế sản sinh miễn dịch là giống nhau.

Theo các nghiên cứu, mức độ bảo vệ của các vắc xin gần như nhau, không có sự khác biệt quá lớn, không đáng kể. Nếu là đối tượng được ưu tiên thì nên đi tiêm, không nên chờ đợi các vắc xin khác.

3. Nhóm đối tượng nào cần cẩn thận khi tiêm và không được tiêm vắc xin COVID-19?

PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh chia sẻ:
Những người lớn tuổi cần cẩn thận khi tiêm vì họ thường mắc nhiều bệnh. Chỉ khi những bệnh của họ phải được điều trị ổn định, không đang trong giai đoạn cấp hay điều trị một bệnh lý nào khác… thì mới được cân nhắc xem xét đủ điều kiện tiêm được vắc xin COVID hay chưa.
Những người mất năng lực hành vi, không tự kiểm soát được mình chưa được tiêm COVID-19 bởi sau khi tiêm sẽ khó theo dõi.

Một số người khác chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19 bao gồm những người dị ứng nặng (dị ứng với thời tiết, thuốc, đồ ăn thức uống…) vì như vậy sẽ xảy ra những bất lợi.

Còn theo PGS. TS Hoàng Bùi Hải, Trưởng khoa cấp cứu bệnh viện ĐH Y: Những người đầu tiên không nên tiêm vắc xin COVID-19 là những người phản vệ với vắc xin, bao gồm:

  • Những người đã phản vệ với mũi đầu tiên thì không nên tiêm mũi thứ 2.
  • Nếu dị ứng với thành phần nào đó của vắc xin thì cũng không nên tiêm.
  • Hoặc một số người đã từng phản vệ nặng với một số thuốc, đặc biệt là thuốc tiêm nào đó thì cũng rất có thể bị như vậy với vắc xin COVID-19. Những người bị dị ứng khi ăn uống cũng có thể có nguy cơ nên cần hết sức thận trọng và không nên tiêm.

4. Trước khi tiêm vắc xin COVID-19, người dân cần làm gì?

PGS.TS Hoàng Bùi Hải đưa ra lời khuyên: Trước khi tiêm vắc xin COVID-19, mọi người cần trung thực trong khâu sàng lọc và nên khai báo thật cụ thể.
PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh cũng nhấn mạnh: Những người đi tiêm cần sàng lọc mình trước, tức là tự xem mình có thuộc nhóm hoàn toàn yên tâm khi tiêm không, hay là thuộc nhóm thận trọng (tiêm ở các cơ sở y tế đầy đủ điều kiện để đảm bảo an toàn y tế cho bản thân và chương trình tiêm chủng nói chung).
Việc sàng lọc trước tiêm là rất quan trọng để lọc ra những đối tượng cụ thể cho phù hợp, tránh xảy ra sơ suất. Nếu bệnh nhân có bệnh lý nền, cơ địa dị ứng mà giấu thì sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn sau khi tiêm của bản thân và ảnh hưởng đến cả chương trình tiêm chủng.

5. Cách xử trí sau tiêm?

PGS.TS Lê Thị Thanh Xuân, Trưởng phòng tiêm chủng, ĐH Y Hà Nội, cho biết, sau khi tiêm, mọi người không cần phải cách ly, nếu không quá mệt thì có thể đi làm bình thường. Nhưng nếu có các biểu hiện như sốt, đau cơ… thì nên nghỉ ngơi, có thể uống thuốc hạ sốt và đặc biệt nên uống nhiều nước.

BS Xuân cũng khuyên mọi người không nên nghiền dưa chuột dưa leo đắp vào vùng tiêm vì làm như vậy có thể dẫn đến nhiễm khuẩn vùng tiêm.

Nguồn: THEO PHÁP LUẬT VÀ BẠN ĐỌC

Đánh giá bài viết

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top