Vắc xin cúm influvac 0.5ml (Hà Lan) phòng bệnh cúm

Vắc xin cúm Influvac 0.5ml được sản xuất bởi công ty dược Abbott của Hà Lan. Thành phần của vắc xin được điều chỉnh hàng năm dựa vào khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Vắc xin cúm Influvac 0.5m
Vắc xin cúm Influvac 0.5m

Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh cúm, kể cả người khỏe mạnh. Đặc biệt, bệnh cúm vô cùng nguy hiểm với người già, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính… Bệnh có thể gây bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy hấp, suy đa tạng dẫn tới tử vong.

Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều đại dịch cúm giết chết hàng triệu người. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, mỗi năm có từ 5 – 10% người lớn và 15 – 42% trẻ em trên toàn thế giới mắc bệnh cúm, trong đó có khoảng 250.000 – 500.000 người tử vong do căn bệnh này.

Hiện nay, tiêm vắc xin cúm hàng năm là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm.

1. Thành phần của vắc xin cúm Influvac 0.5ml

Influvac là vắc xin virus cúm bất hoạt đa giá dựa trên kháng nguyên bề mặt được phân lập từ các chủng A và B của Myxovirus Influenza. Influvac được phân lập từ các kháng nguyên bề mặt của các chủng A và B Myxovirus Influenza. Thành phần của vắc xin cúm được điều chỉnh hàng năm dựa vào khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Một hộp vắc xin influvac có 1 hoặc 10 bơm tiêm được nạp sẵn 0,5ml vắc xin dạng hỗn dịch để tiêm.

Vắc xin Influvac được sử dụng bằng cách tiêm bắp hoặc tiêm sâu dưới da.

2. Ai nên chích vắc xin cúm Influvac 0.5ml ?

Vắc xin Influvac thích hợp cho tất cả những người muốn giảm khả năng có thể bịmắc cúm cùng với các biến chứng có liên quan. Tiêm chủng được khuyến cáo đặc biệt cho tất cả những bệnh nhân là những người có nguy cơ tăng lên nếu họ mắc bệnh cúm:

  • Những bệnh nhân có rối loạn và suy yếu chức năng của phổi và đường hô hấp.
  • Bệnh nhân có sự rối loạn về tim với bất kỳ lý do nào.
  • Bệnh nhân suy thận mãn.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường.
  • Bệnh nhân có nhiễm khuẩn tụ cầu cấp.
  • Bệnh nhân có thiếu hụt miễn dịch như nhiễm HIV, một trong số các điều kiện của bệnh máu ác tính và các bệnh nhân điều trị bằng các thuốc miễn dịch ngăn chặn, các thuốc làm không thay đổi tế bào, liệu pháp sóng vô tuyến hoặc sử dụng corticosteroid liều cao.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên (6 tháng đến l8 tuổi) sử dụng những sản phẩm có chứa axit acetylsalisylic trong giai đoạn trước đó bởi làm tăng nguy cơ của triệu chứng Reye’s do tiếp xúc tiếp sau nhiễm cúm.
  • Việc tiêm chủng cũng phải được cân nhắc cho những người trên 65 tuổi mà không thuộc trong các nhóm nguy cơ trên.

Đa số đạt được huyết thanh bảo vệ trong vòng 2-3 tuần. Thời gian miễn dịch sau tiêm chủng từ các chủng tương ứng hoặc từ các chủng có họ gần đến chủng vắc xin khác là 6-12 tháng.

3. Liều dùng của vắc xin Influvac 0.5ml

Vắc xin cúm Influvac được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn với lịch tiêm như sau:

– Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm:

  • Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng
  • Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm
  • Trong đó: Trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi: 0.25 ml; Trẻ ≥ 36 tháng tuổi và dưới 9 tuổi: 0.5ml

– Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:

  • Tiêm 1 mũi 0.5ml
  • Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.

– Phụ nữ có kế hoạch mang thai: Nên tiêm vắc xin phòng cúm trước khi có thai hoặc 3 tháng giữa thai kỳ.

4. Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với các hoạt chất, với bất kỳ tá dược nào, trứng gà, protein gà, formaldehyde, cetyltrimethylammonium bromide, polysorbate 80 hoặc gentamicin.
  • Các bệnh nhân có triệu chứng sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính sẽ phải hoãn việc tiêm chủng.

5. Cảnh báo:

  • Cũng như với tất cả các vắc xin tiêm, điều trị nội khoa thích hợp và việc giám sát phải luôn luôn sẵn sàng trong trường hợp xảy ra phản ứng quá mẫn sau khi tiêm vắc xin.
  • Không được tiêm tĩnh mạch Influvac trong bất kỳ trường hợp nào.
  • Đáp ứng kháng thể ở các bệnh nhân/trẻ em có ức chế miễn dịch nội sinh hoặc do điều trị có thể là không đủ.
  • Sự can thiệp của thử nghiệm huyết thanh học: Xem “Tương tác thuốc”.
  • Influvac không có hoặc có ảnh hưởng không đáng kể tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.

6. Thận trọng:

  • Không được tiêm tĩnh mạch. Đáp ứng kháng thể có thể bị giảm ở bệnh nhân có ức chế miễn dịch nội sinh hoặc do điều trị.

7. Phản ứng phụ:

  • Các phản ứng tại chỗ: đỏ, đau, sưng, cứng vị trí tiêm
  • Các phản ứng toàn thân: sốt, khó chịu, đầu đầu, đổ mồ hôi, chứng đau cơ, đâu khớp
  • Các phản ứng bất lợi này thường mất đi trong vòng 1-2 ngày mà không cần điều trị.

8. Tương tác:

  • Influvac có thể được tiêm cùng lúc với các vắc xin khác. Việc tiêm chủng phải được thực hiện trên các chi khác nhau.
    Miễn dịch có thể giảm nếu bệnh nhân đang điều trị ức chế miễn dịch.
  • Sau khi tiêm vắc xin cúm: Xét nghiệm huyết thanh học (ELISA) có thể bị dương tính giả trong xét nghiệm phát hiện kháng thể chống lại HIV1, viêm gan C và đặc biệt là HTVL1. các phản ứng dương tính giả nhất thời có thể là do đáp ứng IgM của vắc xin cúm.

9. Bảo quản:

  • Vắc xin Influvac phải được bảo quản tại 2°C đến 8°C.
  • Không được đông băng.
  • Bảo quản trong bao bì gốc.
  • Tránh ánh sáng.
5/5 - (1 vote)

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top