Xét nghiệm HBeAb là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm HBeAb

HBeAb là xét nghiệm nhằm đánh giá bệnh nhân bị nhiễm viêm gan B có sự hoạt động của virus hay không khi mà xét nghiệm HBeAg dương tính. Xét nghiệm HBeAb giúp xác định sớm khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về gan khi người bệnh bị viêm gan siêu vi B.

xét nghiệm HBeAb là gì xét nghiệm viêm gan B
Xét nghiệm HBeAb giúp đánh giá bệnh nhân bị nhiễm viêm gan B có sự hoạt động của virus hay không.

1. Xét nghiệm HBeAb là gì?

HBeAb là xét nghiệm nhằm đánh giá bệnh nhân bị nhiễm viêm gan B có sự hoạt động của virus hay không khi mà xét nghiệm HBeAg dương tính (Xét nghiệm theo dõi kháng nguyên sớm nhân lên của virus viêm gan B). Xét nghiệm HBeAb cũng đánh giá sự chuyển đổi huyết thanh sau một thời gian điều trị viêm gan B. Nếu đầu tiên HBeAb âm tính, nhưng lại dương tính sau điều trị sẽ cho thấy có sự chuyển đổi huyết thanh.

Sự chuyển huyết thanh HBeAb xảy ra khi HBeAb từ âm tính chuyển sang dương tính và HBeAg từ dương tính chuyển sang âm tính. Điều này cho thấy việc giảm hoặc chấm dứt nhân đôi của siêu vi. Chuyển huyết thanh HBeAb có thể diễn ra tự nhiên nhưng cũng có thể do tác động của các phương pháp trị liệu kháng siêu vi. Ở một số bệnh nhân dù đã có chuyển huyết thanh HBeAb nhưng HBeAg có thể xuất hiện trở lại trong các lần viêm gan B tái phát.

2. Ý nghĩa của xét nghiệm HbeAb

Khi người bệnh bị viêm gan B mạn tính, việc xuất hiện HBeAb thể hiện bệnh đã phát triển trong thời gian khá dài. Thậm chí bệnh có thể đã chuyển sang giai đoạn xơ gan, hoặc ung thư gan nguyên phát. Đây là những biến chứng vô cùng nguy hiểm của viêm gan B cần được phát hiện sớm.

Xét nghiệm HBeAb rất có ý nghĩa trong việc xác định sớm khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về gan. Do vậy, xét nghiệm HBeAb rất có ý nghĩa trong việc xác định sớm khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về gan khi người bệnh bị viêm gan siêu vi B.

3. Cách lấy bệnh phẩm

  • Lấy 2mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông bao gồm: Li, Na, NH4- Heparin và K3- EDTA. Máu không bị vỡ hồng cầu.
  • Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong vòng 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.
  • Bệnh phẩm ổn định 5 ngày, bảo quản ở 2 – 8°C, trong 3 tháng ở -20°C.
  • Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2h.

4. Lời kết

Để nắm rõ được tình trạng bệnh của mình cũng như theo dõi diễn tiến của bệnh, người bệnh nên kiểm tra tình trạng gan và làm các xét nghiệm kiểm tra sự hoạt động của virus từ 3- 6 tháng/ lần, tái khám định kỳ để xem có cần dùng thuốc để điều trị hay không, tránh để bệnh nặng mà có thể gây ra các biến chứng xấu.

5/5 - (1 vote)

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top