Xét nghiệm HbeAg được biết là một xét nghiệm bệnh gan đặc trưng, đặc biệt là đối với bệnh nhân mắc viêm gan B. Trong nội dung dưới đây, Tổng đài Y khoa xin chia sẻ tới Quý vị những thông tin cơ bản để bạn hiểu hơn về xét nghiệm này.
Xét nghiệm HbeAg là gì?
HbeAg là viết tắt tiếng Anh của từ Hepatitis B envelope Antigen – Có nghĩa là kháng nguyên e của virus viêm gan B. Mặt khác, nó được coi là một phần kháng nguyên lõi hay một dạng Protein virus do các tế bào của virus viêm gan B tiết ra. Sự xuất hiện của chỉ số này trong cơ thể thì chứng tỏ một điều người bệnh đã mắc phải chứng bệnh viêm gan B, virus viêm gan B có khả năng lây lan một cách nhanh chóng từ người bệnh sang người lành nếu như không có biện pháp phòng bệnh cụ thể.
Chỉ số HbeAg dương tính là gì?
Xét nghiệm HbeAg mà một trong những xét nghiệm được thực hiện để đánh giá được khả năng lây lan của virus viêm gan B đối với người khỏe mạnh.
Khi thực hiện xét nghiệm chỉ số HbeAg có thể sẽ có 02 trường hợp xảy ra, đó là HbeAg dương tính và HbeAg âm tính. Với mỗi kết quả xét nghiệm thì có thể giúp bác sĩ căn cứ vào đó để có thể đánh giá có nên điều trị hay không hoặc đưa ra phác đồ điều trị bệnh dựa vào tình hình diễn biến của bệnh.
Khi xét nghiệm HbeAg dương tính, đồng thời men gan tăng cao, gan có dấu hiệu viêm, điều này đồng nghĩa với việc là virus viêm gan B đang trong trạng thái hoạt động và đang gây ra một số tổn thương gan, gây viêm và có khả năng lây nhiễm cao. Cần áp dụng ngay các biện pháp điều trị trong trường hợp này nhằm có thể đạt được hiệu quả đưa loại virus viêm gan B này về trạng thái ngủ yên, giúp cho cơ thể người bệnh có thể ổn định lại chức năng hoạt động của gan, hạn chế tối đa sự lây nhiễm và ngăn chặn được khả năng bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ở tình trạng này cũng có thể xuất hiện 2 khả năng, đó là:
- Trường hợp 1: HbeAg dương tính nhưng chưa gây tổn hại đến chức năng hoạt động của gan, tình trạng này có thể có khả năng đưa virus viêm gan B về trạng thái ngủ yên (thể không hoạt động) đơn giản hơn.
- Ở trường hợp 2: Khi virus viêm gan B đã phá hoại tế bào gan và làm ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của gan. Lúc này, cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng này.
Trong quá trình điều trị bệnh viêm gan B thì xét nghiệm HbeAg là chỉ số để đánh giá xem quá trình điều trị bệnh có đạt được hiệu quả hay không. Nếu sau một liệu trình điều trị, chỉ số HbeAg dương tính trở về âm tính, cùng với một số những chỉ số khác như chỉ số men gan AST và ALT có dấu hiệu giảm, định lượng HBV-DNA về dưới ngưỡng phát hiện thì người bệnh có thể tạm thời dừng việc sử dụng thuốc kháng virus viêm gan B và có thể khám sức khỏe định kỳ để có thể kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.
Điều cần đặc biệt lưu ý là: Những bệnh nhân có chỉ số xét nghiệm HbeAg dương tính khi mang thai thì sẽ có khả năng lây nhiễm viêm gan B sang thai nhi là cực kỳ lớn. Đặc biệt là trong vòng 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì thế người mẹ phải cần khám sức khỏe định kỳ để có thể kiểm soát được bệnh, nắm bắt khả năng lây lan từ mẹ sang con.
Chỉ số HbeAg âm tính là gì?
HBeAg âm tính là chỉ số xét nghiệm HbeAg cho thấy rằng virus viêm gan B đang trong trạng thái ngủ yên, tạm thời không hoạt động, mức độ gây ra tổn thương gan lúc này là rất thấp, khả năng lây nhiễm không cao. Lúc này, người bệnh chưa cần phải sử dụng đến thuốc kháng virus viêm gan B.
Tuy nhiên, bác sĩ vẫn khuyên bạn nên đi khám định kỳ 3 tháng/ 1 lần để có thể kiểm soát tốt nhất tình trạng sức khỏe và mức độ hoạt động của virus viêm gan B.
Đối với những bệnh nhân này nếu tình trạng men gan bình thường, chỉ số HBV-DNA dưới ngưỡng thì cần phải được thực hiện xét nghiệm men gan 3 tháng/1 lần, nếu chỉ số này không tăng lên, thì thực hiện 6 – 12 tháng/ lần.
Viêm gan B mạn tính nhưng chỉ số HbeAg âm tính có nghĩa là gì?
Đối với những bệnh nhân viêm gan B mạn tính có chỉ số xét nghiệm HbeAg âm tính, nhưng chỉ số xét nghiệm men gan AST, ALT tăng từ 1-2 lần thì nên phải xét nghiệm men gan và HBV-DNA 3 tháng/ lần. Nếu như bệnh nhân ở độ tuổi trên 40 tuổi định lượng viêm gan B không thay đổi thì lúc này cần phải làm sinh thiết gan để đánh giá hoại tử gan, cần phải được điều trị nếu như gan bị nhiễm nặng, hoại tử hoặc xơ.
Cần nhiều yếu tố để quyết định điều trị hay ngưng điều trị. Song song đó, việc điều trị vẫn cần duy trì. Nếu chỉ HbeAg chuyển sang (-) nhưng HbsAg vẫn (+) và HBV-DNA chưa xuống dưới ngưỡng phát hiện, men gan chưa trở về mức bình thường thì người bệnh vẫn cần phải tuân thủ liệu trình điều trị.
Sau khi kết thúc quá trình điều trị, người bệnh vẫn cần phải chú ý duy trì tốt chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, các vận động không được thực hiện mạnh, tất cả các hoạt động hằng ngày để giúp cho quá trình nâng cao sức đề kháng để có thể ngăn ngừa virus viêm gan B tái hoạt động và nhân lên.
Lời kết
Tổng đài Y khoa hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp Quý vị hiểu hơn về xét nghiệm HbeAg. Mọi thắc mắc, Quý vị có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ tại các cơ sở y tế và phòng khám chuyên khoa để được giải đáp một cách rõ ràng nhất.
Nguồn: Tổng đài Y khoa (TH)