Xét nghiệm TRAb trong chẩn đoán và điều trị bệnh Basedow

Xét nghiệm TRAb là một phương pháp xét nghiệm có độ nhạy và độ chính xác cao được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị Basedow – một bệnh cường giáp thường gặp nhất hiện nay và gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của con người.

xet nghiem trab chan doan dieu tri benh cuong giap basedow
Phụ nữ mang thai mà đã có tiền sử mắc các bệnh về tuyến giáp thì nên đi xét nghiệm TRAb.

1. Xét nghiệm TRAb là gì?

Xét nghiệm TRAb sẽ xác định nồng độ TRAb trong máu, dựa vào nồng độ này để đánh giá bệnh nhân có tồn tại tự kháng thể TRAb hay không, đồng nghĩa với việc xác định xem bạn có mắc bệnh Basedow hay không.

Khi mắc bệnh Basedow cơ thể sẽ tự xuất hiện ba loại kháng thể là TRSAb (kích thích), TRNAb (trung gian), TRBAb (ức chế). Ba loại kháng thể này có cấu trúc phân tử khác nhau dẫn đến thụ thể của TSH gắn với chúng tại các màng tế bào ở tuyến giáp có sự khác nhau.

Ba loại kháng thể kể trên chỉ có TRSAb và TRBAb có cạnh tranh với THS gây tác dụng không tốt. Do vậy chỉ có hai tế bào này ảnh hưởng đến các chức năng của tế bào tuyến giáp. TRNAb chỉ là một kháng thể trung gian do vậy không hề ảnh hưởng đến chức năng của tế bào tuyến giáp.

Đánh giá tỷ lệ TRSAb/TRBAb giúp ta chẩn đoán được mức độ nặng nhẹ của bệnh Basedow.

2. Ý nghĩa của xét nghiệm TRAb trong chẩn đoán bệnh Basedow

Tuyến giáp của người bệnh Basedow tăng tiết quá nhiều hormone giáp gây nên triệu chứng nhiễm độc giáp. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ gây nên nhiều biến chứng rất nặng cho cơ thể như rối loạn chuyển hóa, tổn thương tim mạch, thần kinh – cơ, mắt, da, xương,… Tuy nhiên, việc chẩn đoán Basedow còn gặp nhiều khó khăn do hay bị nhầm lẫn với những bệnh cường giáp khác.

Nguyên nhân gây nên bệnh Basedow hiện nay vẫn chưa được khẳng định rõ ràng, cơ chế gây bệnh được chấp nhận hiện nay là cho rằng đây là một bệnh tự miễn, chủ yếu do môi trường và yếu tố di truyền. Khi khả năng miễn dịch với kháng nguyên tuyến giáp của cơ thể không còn nữa, lúc này phản ứng miễn dịch chống lại tuyến giáp sẽ xảy ra. Đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh Basedow.

Khi mắc bệnh Basedow, trên bề mặt tuyến giáp sẽ xuất hiện tự kháng nguyên HLA nhóm 2 giúp kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra kháng nguyên này còn sản xuất kháng thể tự chống lại nó, đây cũng là một yếu tố quan trọng gây nên bệnh Basedow.

Tự kháng nguyên HLA nhóm 2 sẽ xuất hiện và cạnh tranh chủ yếu với TSH tại TSHR do vậy mới xuất hiện tên gọi TRAb. Ngoài ra TSHR có thể xuất hiện ở các mô khác nhau như tế bào lympho, tế bào mỡ, nguyên bào sợi,… Có thể hiểu đơn giản rằng ở đâu xuất hiện TSHR thì cũng đồng thời xuất hiện TRAb, lúc này ta có thể xác định được nồng độ xuất hiện của TRAb có trong máu.

3. Khi nào nên xét nghiệm TRAb?

Xét nghiệm này được khuyên nên thực hiện nếu bạn thuộc một trong số những trường hợp sau:

  • Chẩn đoán bệnh Basedow, đồng thời phân biệt Basedow với các bệnh lý cường giáp khác.
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm trong quá trình điều trị Basedow.
  • Phụ nữ mang thai mà trước kia đã bị các bệnh về tuyến giáp. Phụ nữ mang thai mà đã có tiền sử mắc các bệnh về tuyến giáp thì nên đi xét nghiệm TRAb để xác định xem có bị khởi phát Basedow trong quá trình mang thai không. Ngoài ra, nên xét nghiệm trong thời kỳ trước và sau thai kỳ để kết quả chẩn đoán được tốt nhất.

Giá trị tham chiếu là nồng độ TRAb nhỏ hơn 1,75 UI/L.

Đối với những đối tượng có những triệu chứng bất thường về tuyến giáp, có những nguyên nhân nghi ngờ là bệnh tự miễn dịch dưới đây thì nên thực hiện xét nghiệm này:

  • Mức độ thấp kích thích tố tuyến giáp. Rối loạn này gây các triệu chứng: rụng tóc, Táo bón, bướu cổ, da khô, tăng cân, mệt mỏi, không chịu được lạnh.
  • Mức độ cao hormone tuyến giáp. Rối loạn này gây các triệu chứng: lo âu, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, mệt mỏi, khó ngủ, mắt lồi, sụt cân đột ngột, tay run,…

Phụ nữ mang thai đã từng mắc bệnh tuyến giáp tự miễn dịch (Basedow, viêm tuyến giáp Hashimoto) hoặc có rối loạn tự miễn liên quan đến tuyến giáp thì cần sớm xét nghiệm TRAb và các xét nghiệm định lượng tuyến giáp khác trong thai kỳ và trước khi kết thúc thai kỳ. Điều này giúp bác sỹ xác định xem thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh rối loạn tuyến giáp hay không.

Nguồn: TH

5/5 - (1 vote)

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top