☰ MỤC LỤC
Bạn đang muốn xét nghiệm viêm gan B, tuy nhiên bạn không biết là xét nghiệm này có cần phải nhịn ăn không? Không cần tìm kiếm câu trả lời ở đâu xa, Tổng đài Y khoa sẽ giúp bạn!
1. Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không ?
Xét nghiệm viêm gan B thường thì cần làm 02 xét nghiệm là HBsAg và anti-HBs. Xét nghiệm HBsAg cho biết có bị nhiễm virus viêm gan siêu vi B hay không, còn xét nghiệm anti-HBs giúp bác sĩ nhận thấy cơ thể đã được bảo vệ hay chưa và giúp theo dõi lượng kháng thể chống lại virus viêm gan B.
Với 02 loại xét nghiệm viêm gan B như trên, bạn không cần phải nhịn ăn, bạn có thể có thể ăn uống bình thường mà không ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
Khi thực hiện 02 xét nghiệm trên, kết quả xét nghiệm có thể xảy ra các trường hợp sau:
- Trong trường hợp HBsAg (-), antiHBs (-) nghĩa là cả hai xét nghiệm này đều âm tính thì người bệnh phải chích ngừa.
- Ngược lại, HBsAg (-), antiHBs (+), nghĩa là bệnh nhân đã nhiễm vi rút siêu vi B nhưng đã khỏi bệnh thì sẽ không cần thiết phải chích ngừa nữa.
2. Khi nào cần xét nghiệm viêm gan B ?
Nếu bạn chưa biết mình có nhiễm virus viêm gan B hay không, bạn nên xét nghiệm viêm gan B càng sớm càng tốt. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn chưa nhiễm virus viêm gan siêu vi B, bạn cần chích vacxin viêm gan B ngay.
Nếu bạn đã chích ngừa vacxin viêm gan B, bạn nên xét nghiệm anti-HBs định kỳ 02-03 năm/ lần để kiểm tra lượng kháng thể chống virus viêm gan B trong cơ thể.
Tổng đài Y khoa.