Xét nghiệm Anti-TPO là gì ?

Xét nghiệm Anti-TPO là một xét nghiệm máu được sử dụng trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp.

xet nghiem anti-tpo la gi y nghia xet nghiem anti-tpo
Cần 03ml máu tĩnh mạch để xét nghiệm Anti-TPO.

1. Xét nghiệm Anti-TPO là gì ?

TPO là từ viết tắt của Thyroperoxidase. Anti-TPO là chỉ số kháng thể Thyroperoxidase ở trong cơ thể.

Xét nghiệm Anti-TPO chính là xét nghiệm đo chỉ số kháng thể kháng TPO trong cơ thể, giúp đo lường số lượng tự kháng thể tuyến giáp đặc hiệu, cũng như phát hiện sự hiện diện kháng thể tuyến giáp.

Xét nghiệm Anti-TPO còn có thể biết đến với các tên gọi khác như:

  • Thyroglobulin Antibody (TgAb)
  • Thyroid Autoantibodies
  • Antithyroid Antibodies
  • Antimicrosomal Antibody
  • Thyroid Peroxidase Antibody (TPOAb)
  • Thyroid Microsomal Antibody
  • Thyroperoxidase Antibody
  • TPOAb
  • Anti-TPO
  • TBII
  • Antithyroglobulin Antibody
  • Thyroid Stimulating Hormone Receptor Antibody (TRAb)
  • TgAb
  • TSH Receptor Antibody
  • TRAb
  • Thyrotropin (TSH) Receptor Antibodies
  • Thyroid Stimulating Immunoglobulin
  • TSI

2. Quy trình thực hiện xét nghiệm Anti-TPO

– Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm

Lấy 3ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hoặc ống có chất chống đông. Mẫu máu này sẽ được đem ly tâm tách lấy huyết tương hoặc huyết thanh.

Chỉ rã đông bệnh phẩm 1 lần và trước khi phân tích phải đạt nhiệt độ phòng. Nên phân tích trong vòng 2 giờ để tránh hiện tượng bay hơi và đạt chất chuẩn.

– Kỹ thuật xét nghiệm Anti-TPO

Máy xét nghiệm được cài đặt sẵn chương trình xét nghiệm Anti-TPO, các yêu cầu đảm bảo chất lượng xét nghiệm đạt chuẩn. Mẫu bệnh phẩm được nạp vào máy và tiến hành phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả, máy sẽ in phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

– Kết quả xét nghiệm chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?

  • Hồng cầu bị vỡ (có thể do dung huyết vì bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng máu hoặc kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm).
  • Bilirubin huyết thanh quá mức cho phép (> 66 mg/dl).
  • Huyết thanh nhiễm mỡ.

3. Ý nghĩa của xét nghiệm Anti-TPO

Xét nghiệm Anti-TPO được dùng để đo chỉ số kháng thể kháng TPO trong tuyến giáp được dùng để giúp phân biệt với các hình thức khác của rối loạn chức năng tuyến giáp, cũng như chẩn đoán bệnh tuyến giáp tự miễn dịch. Xét nghiệm này còn có thể hỗ trợ quá trình tìm ra nguyên nhân gây ra bướu cổ, điều tra các nguyên nhân tạo ra các triệu chứng và dấu hiệu khác liên quan đến nồng độ hormone tuyến giáp cao hay thấp.

Qua việc theo dõi khi các kết quả xét nghiệm tuyến giáp khác (như T3, T4, và / hoặc TSH), thử nghiệm có thể chỉ ra rối loạn chức năng tuyến giáp.

Ngoài ra, xét nghiệm kháng thể tuyến giáp cũng được chỉ định một hoặc nhiều lần nếu một người có một nguyên nhân được biết đến tự miễn dịch, không liên quan đến tuyến giá, có thể kể đến như thiếu máu ác tính, lupus ban đỏ hệ thống…

4. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm Anti-TPO ?

Nên tiến hành xét nghiệm Anti-TPO khi có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

  • Cân nặng tăng/ giảm đột ngột.
  • Mệt mỏi
  • Bướu cổ
  • Da khô
  • Rụng tóc
  • Không chịu được lạnh
  • Táo bón
  • Đổ mồ hôi
  • Tim đập nhanh
  • Lo âu
  • Tay run
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Khó ngủ
  • Đột ngột giảm cân
  • Mắt lồi.
  • Phụ nữ mang thai đang mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp tự miễn cần xét nghiệm Anti-TPO để xem có khả năng con cái bị di truyền hay không.
  • Phụ nữ gặp khó khăn về khả năng sinh sản được nghi ngờ nguyên nhân có liên quan đến tự miễn tuyến giáp.

5. Các xét nghiệm liên quan đến xét nghiệm Anti-TPO

  • Xét nghiệm TPO- Ab (kháng thể Thyroperoxidase): Có tác dụng phát hiện bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc bệnh Graves. Đây là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp tự miễn.
  • Xét nghiệm TGAb (kháng thể Thyroglobulin): Thyroglobulin là những mục tiêu của kháng thể này, một hình thức tích lũy của các hormon tuyến giáp.
  • Xét nghiệm TSH RAb (kháng thể kháng thụ thể hormone kích thích tuyến giáp): Bao gồm hai loại tự kháng thể liên kết với thụ thể TSH trong tuyến giáp: Thyroid stimulating immunoglobulin (TSI) và Thyroid binding inhibitory immunoglobulin (TBII).

6. Lời kết

Nếu có các triệu chứng như liệt kê ở trên, bạn nên tới cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ khám, tư vấn và chỉ định các xét nghiệm phù hợp. Việc phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ giúp việc điều trị đơn giản và ít tốn kém hơn.

Nếu bạn còn điều gì thắc mắc cần bác sĩ chuyên khoa tư vấn, bạn đừng ngần ngại để lại thắc mắc ở dưới nội dung này hoặc trong mục [Hỏi bác sĩ] được bác sĩ chuyên khoa tư vấn Miễn phí.

Tổng đài Y khoa không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Các bài viết của chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: TH

Đánh giá bài viết
Scroll to Top