Chữa bệnh gút (bệnh gout) khó hay dễ?

Chữa bệnh gút (bệnh gout) khó hay dễ là điều mà rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người đang mắc bệnh gút. Mời Quý vị cùng Tổng đài Y khoa tìm lời giải đáp cho câu hỏi này qua những chia sẻ dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thịnh – Giám đốc Viện Y học Bản địa Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.

1. Bệnh gout (bệnh gút) là gì?

Theo thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thịnh, có rất nhiều định nghĩa bệnh gout (tiếng Việt: bệnh gút), nhưng tóm lược dễ hiểu nhất có thể định nghĩa bệnh gút như sau: Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa Acid Uric dẫn đến lắng đọng tinh thể urat Natri trong cơ thể nhất là các khớp ngón chân, tay… gây ra các cơn đau gout cấp. bệnh có yếu tố di truyền liên quan đến một số gen bị lỗi gây tình trạng tăng acid uric.

bien chung benh gut benh gout
Một số biến chứng thường gặp do bệnh gút gây ra.

Theo các nghiên cứu dịch tễ, có khoảng 90% người tăng acid uric máu chưa có triệu chứng của bệnh gút, gọi là tăng acid uric không triệu chứng. Chỉ coi là có bệnh gout khi tăng acid uric máu đi kèm với sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác.

2. Chữa bệnh gout khó hay dễ?

Theo thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thịnh, nếu người bệnh hiểu bệnh của mình thật rõ và hợp tác với bác sĩ thì chắc chắn khỏi, thậm chí vừa chữa vừa nhậu có kiểm soát vẫn thành công. Ngược lại, nếu chỉ chữa lai rai, chữa để giảm đau thì bệnh từ từ tiến triển, biến chứng âm thầm, nghiền thuốc corticoid, phù mặt, suy thận, suy gan… phá hủy xương khớp không hồi phục.

thac si bac si vu thinh 1
Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thịnh – Giám đốc Viện Y học Bản địa Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.

Thông thường, người bị bệnh gút ở giai đoạn nhẹ (mới mắc bệnh gút), điều trị ngoại trú do yếu tố khách quan như công việc, thay đổi thói quen sinh hoạt… nên thường không tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ như ăn uống tùy tiện và nhất là sử dụng rượu bia thường xuyên. Điều này dẫn đến việc điều trị gout vô cùng khó khăn.

Việc thiếu kiến thức về gout một cách trầm trọng, tự tìm cách chữa trị theo kiểu nay thầy này, mai bà kia với hàng tá loại thuốc Đông – Tây y và thói quen sinh hoạt, ăn uống tùy tiện là nguyên nhân hàng đầu khiến việc điều trị gout rơi vào bế tắc.

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thịnh: BỆNH GÚT CHỈ CÓ THỂ CHỮA KHỎI NẾU NGƯỜI BỆNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ.

3. Lời khuyên dành cho người mắc hội chứng tăng acid uric máu & người đã bị bệnh gout

– Với người mắc hội chứng tăng acid uric máu:

  • Trước hết khi tăng acid uric máu cần đi kiểm tra định kỳ tổng quát 3 tháng/lần để luôn kiểm soát acid uric máu dưới 300 mmol/l ( theo GS Thomas Bradin GĐ hội khớp gout thế giới 2017).
  • Hạn chế bia, rượu, các thức ăn đạm và purin cao quá

– Khi đã bị bệnh gout:

  • Không ăn thức ăn nhiều purin trong giai đoạn tiến triển: Chế độ ăn hợp lý của người bị bệnh gout là nhằm giảm lượng acid uric để không bị tích lũy thành tinh thể ở các khớp và các tổ chức mềm.
  • Hạn chế ăn phủ tạng động vật như gan, lòng, cật, tim, tiết; cá trích, cá mòi, trứng cá; thịt đỏ, thịt muối; phô mai; cua; tôm. Một số thực phẩm thực vật cũng có hàm lượng purin tương đối cao như nấm, đậu hạt các loại.
  • Không dùng thức uống có cồn và chất kích thích: Các nghiên cứu về khẩu phần ăn uống đều khuyên người bị gout hoặc tăng axit uric máu đơn thuần phải kiêng rượu, bia hơi, vang trắng, sâm banh, bia nâu.
  • Tránh ăn những chất kích thích như ớt, cà phê. Nên tránh các buổi liên hoan tiệc tùng.
  • Không quên uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ làm tăng lượng nước tiểu, sẽ đào thải được nhiều acid uric ra ngoài. Nên uống khoảng 2-3 lít/ngày khi đang uống thuốc trị bệnh. Tốt nhất nên uống các loại nước khoáng có nhiều bicarbonat. Nếu không, có thể uống dung dịch natri bicarbonat 3% để kiểm soát huyết thanh, giúp việc đào thải acid uric thuận lợi hơn.
  • Không uống các thuốc làm tăng acid uric máu: Đó là các thuốc lợi tiểu nhóm thiazide (hypothiazide), nhóm giảm đau, hạ sốt salicilat (aspirin). Tuyệt đối không dùng các thuốc nhóm corticoid (prednisolon, dexamethason) vì chúng có thể làm giảm đau nhanh nhưng lại làm tăng axit uric máu, đẩy nhanh bệnh sang thể gút mạn tính.
  • Ngoài chế độ ăn uống, người bị bệnh gút cũng cần tránh các nguy cơ có thể làm xuất hiện bệnh như: làm việc quá sức, nhiễm lạnh, đi giày quá chật, bị nhiễm khuẩn cấp tính hoặc phẫu thuật.
  • Gan và thận là hai cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong bệnh gút. Thận có vai trò đào thải acit uric máu. Gan có vai trò cân bằng lại chuyển hóa đạm, đường mỡ và cân bằng lại việc tạo ra acit uric. Hoạt động của gan lại chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần. Vì vậy, bệnh nhân gút cũng cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya.
  • Nên gặp bác sĩ điều trị chuyên sâu bệnh gout để biết cách kiểm soát toàn diện sinh hoạt ăn uống phù hợp và phát hiện các bệnh liên quan VÒNG XOẮN BỆNH LÝ như Huyết áp , Tim mạch, tiểu đường, Gan,Thận… của từng bệnh nhân cụ thể.

Với một căn bệnh mạn tính như bệnh gout, việc đòi hòi có thuốc chữa hết ngay là điều không thể. Người bệnh nên bỏ suy nghĩ chữa gout như chữa một căn bệnh cấp tính – tức bị bệnh uống thuốc là hết. Trong điều trị bệnh nhân gout, người bác sĩ chỉ đóng vai trò 20%. Còn lại 80% là sự nỗ lực và thái độ nghiêm túc hợp tác với bác sĩ của bệnh nhân.

Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thịnh – Giám đốc Viện Y học Bản địa Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.

Đánh giá bài viết

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top