Xét nghiệm Double test và Triple test – Điểm giống nhau và khác nhau

Xét nghiệm Double test và Triple test là hai loại xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi, rất quan trọng trong quá trình mang thai. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hai xét nghiệm này.

xet nghiem sang loc truoc sinh Double test Triple test
Xét nghiệm tầm soát trước sinh để có thể phát hiện nguy cơ trẻ mắc dị tật từ giai đoạn rất sớm.

1. Điểm giống nhau của xét nghiệm Double test và Triple test

– Mục đích xét nghiệm

Cả hai xét nghiệm Double test và Triple test đều được thực hiện ở phụ nữ mang thai, nhằm mục đích sàng lọc nguy cơ xuất hiện các dị tật mang tính di truyền ở thai nhi. Hai xét nghiệm này đều giúp bác sĩ xác định nguy cơ thai nhi mắc các hội chứng bao gồm: Hội chứng Down (thừa NST 21), hội chứng Edward (Trisomy 18) (thừa NST 18). 

Các dị tật thai nhi
Các dị tật thai nhi: Dị tật ống thần kinh, Hội chứng Down, Hội chứng Edward.

Cả hai xét nghiệm này đều không mang tính khẳng định mà chỉ phát hiện những bất thường trong di truyền và cho thấy nguy cơ mắc dị tật là cao hay thấp. Nguy cơ cao không có nghĩa là thai nhi chắc chắn sẽ mắc dị tật, ngược lại nguy cơ thấp cũng không khẳng định thai nhi là hoàn toàn bình thường.

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm Double test và Triple test là dương tính (nguy cơ dị tật cao) thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm chọc ối. Điều này có thể giúp bác sĩ biết chính xác thai nhi có mắc hội chứng Down hay không.

– Đối tượng thực hiện

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm Double test và Triple test. Đặc biệt đối với các mom nằm trong nhóm nguy cơ cao sau đây lại càng phải thực hiện:

  • Có thai trên 35 tuổi
  • Đã từng bị sẩy thai hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân
  • Tiền sử mang thai dị tật di truyền
  • Tiền sử gia đình có dị tật bẩm sinh
  • Bị đái tháo đường
  • Mẹ bầu bị nhiễm virus trong quá trình mang thai

– Độ chính xác

Double test hay Triple test đều cho kết quả chính xác lên đến 90%. Tuy nhiên, xét nghiệm nào cũng đều có những sai số nhất định. Hơn nữa, kết quả xét nghiệm và nguy cơ trên thực tế có thể khác nhau bởi vì nhiều yếu tố chủ quan khác.

Ví dụ, với sản phụ mang thai đơn, độ chính xác của Double test và Triple test có thể đạt 90%, nhưng với phụ nữ mang thai song sinh thì kết quả đôi khi lại không chính xác. Ngoài ra, xác định sai tuổi thai cũng khiến cho kết quả bị sai lệch ít nhiều.

2. Điểm khác nhau giữa Double test và Triple test

– Thời điểm thực hiện

  • Xét nghiệm Double test: Mẹ bầu nên thực hiện khi thai nhi được 11 – 13 tuần tuổi (tương ứng chiều dài đầu mông thai nhi từ 45 – 84mm), tốt nhất vào tuần thai thứ 12.
  • Xét nghiệm Triple test: Mẹ bầu nên thực hiện khi thai nhi được 15-22 tuần, chính xác nhất là vào tuần thứ 16 – 18.

– Khả năng phát hiện

  • Double test có thể phát hiện thêm hội chứng Trisomy 13 (thừa NST 13).
  • Triple test có thể tìm ra nguy cơ dị tật ống thần kinh.

– Bộ chất xét nghiệm

Xét nghiệm Double test xác định nồng độ 2 chất trong máu của mẹ do thai nhi tiết ra:

  • PAPP-A (PAA): Một loại glycoprotein sản xuất từ nhau thai
  • β-hCG tự do (FBC): Một thành phần trong cấu trúc của hCG (human chorionic gonadotropin).

Xét nghiệm Triple test xác định nồng độ của 3 chất khác trong máu mẹ cũng do thai nhi tiết ra, bao gồm:

  • AFP (Alpha-fetoprotein): Một loại glycoprotein có nguồn gốc từ bào thai.
  • uE3 (Unconjugated estriol): Xuất hiện vào ngày thứ 8 của thai nhi.
  • β hCG (Beta human Chorionic Gonadotropin): Một loại steroid do nhau thai sản xuất.

3. Mẹ bầu cần làm gì nếu kết quả xét nghiệm Double test/Triple test thuộc nhóm nguy cơ cao?

Với kết quả siêu âm bất thường hoặc kết quả xét nghiệm Double test/Triple test thuộc nhóm nguy cơ cao, mẹ bầu nên lựa chọn sàng lọc trước sinh NIPT.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT, viết tắt của từ Non Invasive Prenatal Test là biện pháp được dùng để kiểm tra và phát hiện các bất thường di truyền ở thai nhi. Phương pháp này phân tích các ADN tự do thai nhi có ở trong máu của mẹ, sàng lọc những bất thường về số lượng nhiễm sắc thể của thai. Theo đó, xét nghiệm sẽ tách ADN thai nhi khỏi máu thai phụ, rồi sử dụng công nghệ giải trình tự mới nhất để phân tích. Đây là phương pháp sàng xét nghiệm không xâm lấn, có độ chính xác cao, phát hiện được các vấn đề của thai nhi sớm hơn.có thể trên 99% với Down syndrome.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT có thể thực hiện sớm nhất, với thai từ 09 tuần tuổi. NIPT có thể sàng lọc toàn bộ các bất thường số lượng ở 23 cặp nhiễm sắc thể của thai nhi. Ưu điểm của biện pháp này là cho kết quả nguy cơ thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể chính xác đến 99,98%. Biện pháp này được đánh giá là an toàn tuyệt đối cho mẹ và thai nhi.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định chọc ối/ sinh thiết gai nhau (lấy 1 ít mô bánh nhau từ tử cung của người mẹ để làm xét nghiệm). Đây là phương pháp chính xác, dùng để chẩn đoán xác định, tuy nhiêm thủ thuật này có thể gây ra nhiều nguy cơ như: nhiễm trùng ối, sinh non,…

4. Lời kết

Trong trường hợp mẹ bầu lựa chọn sàng lọc trước sinh NIPT thì sẽ không cần làm xét nghiệm Double test, Triple test. Xét nghiệm NIPT có thể thay thế được xét nghiệm Double test và Triple test.

Trên đây là những thông tin tham khảo để các bạn, các mẹ bầu hiểu hơn về phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test và Triple test, từ đó có sự phối hợp tốt hơn với bác sĩ. Trong thực tế, việc sàng lọc dị tật thai nhi bằng phương pháp nào, bạn nên bàn thảo và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa đang theo dõi thai kỳ cho bạn.

Nguồn: TĐYK

4.3/5 - (3 votes)

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top