☰ MỤC LỤC
- Tập vật lý trị liệu bàn tay, cổ tay, ngón tay bị cứng khớp sau bó bột giúp người bệnh phục hồi một cách tự nhiên, hạn chế sử dụng thuốc hay các biện pháp điều trị ngoại khoa.
Tập vật lý trị liệu bàn tay, cổ tay, ngón tay bị cứng khớp sau bó bột giúp người bệnh phục hồi một cách tự nhiên, hạn chế sử dụng thuốc hay các biện pháp điều trị ngoại khoa.
Dưới đây là 02 bài tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bàn tay, cổ tay, ngón tay cơ bản, người bệnh có thể tự tập luyện ở nhà, hoặc có thể người thân hỗ trợ.
1. Bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng bàn tay, cổ tay, ngón tay thụ động:
Các bài tập thụ động sẽ giúp người bệnh duy trì nguyên vẹn các mô mềm và khớp, ngăn ngừa được sự kết dính khớp đồng thời duy trì tầm vận động của khớp. Không những vậy, các bài tập này còn được thực hiện nhằm tăng cường tuần hoàn tĩnh mạch, tăng sức bền thành mạch, lưu thông dịch khớp nuôi sụn,…
– Tập vật lý trị liệu khớp cổ tay:
- Người bệnh thực hiện cử động gập– duỗi khớp cổ tay: Bệnh nhân nằm ngửa, khuỷu tay để gập 90 độ, cánh tay đặt trên giường. Kỹ thuật viên một tay nắm ở dưới khớp cổ tay một tay nắm ở xương bàn. Thực hiện cử động gập – duỗi cổ tay.
- Cử động nghiêng trụ– quay tay: Động tác này người bệnh nằm ở tư thế gập – duỗi, với cách cầm nắm như của kỹ thuật viên như ở tập cử động gập duỗi cổ tay.
– Tập phục hồi chức năng khớp bàn, ngón tay:
- Cử động gập– duỗi các ngón tay: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt gập 90 độ. Kỹ thuật viên một tay nắm ở xương bàn ngón tay, tay còn lại đặt trên đầu đốt xa của các ngón. Thực hiện các cử động gập – duỗi các ngón tay từ ngón xa tới ngón gần.
- Cử động dạng khép các ngón:Bệnh nhân nằm ngửa, khuỷu tay gập 90 độ, cẳng tay ở vị trí trung tính. Kỹ thuật viên một tay nắm bàn tay bệnh nhân, tay còn lại nắm các ngón tay. Thực hiện dạng – khép các ngón từ ngón út trở ra.
2. Bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng vận động chủ động có trợ giúp:
Phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bàn tay, cổ tay, ngón tay cứng khớp sau bó bột sẽ giúp làm tăng cường sức mạnh và thể tích cơ, điều hợp các cử động, gia tăng tầm hoạt động hữu hiệu của khớp tay.
– Cử động gập mặt lưng – mặt lòng bàn tay:
- Người bệnh đặt ngón tay cái lành vào lòng bàn tay liệt, 4 ngón lành còn lại đặt ở mu bàn tay liệt.
- Kỹ thuật viên hướng dẫn cử động mẫu gập mặt – lòng bàn tay và người bệnh thực hiện theo.
– Cử động nghiêng trụ – nghiêng quay:
- Đặt tay như cử động gập mặt – lòng bàn tay, kỹ thuật viên hướng dẫn cử động nghiêng trụ – nghiêng quay, người bệnh thực hiện theo.
– Cử động gập – duỗi các ngón tay:
- Người bệnh nằm ngửa, khuỷu tay gập, cẳng tay đặt ở vị trí trung tính.
- Kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh đặt ngón cái giữ lòng bàn tay yếu, 4 ngón tay lành đỡ bàn tay yếu, thực hiện gập – duỗi từng ngón tay.
3. Lời kết
Tập vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả tức thì, vì vậy bạn cần kiên trì tập luyện. Trong quá trình tập luyện, bạn cũng không nên vội vàng ép mình tập luyện quá sức, dồn dập. Tốt nhất, bạn nên tham khảo bác sĩ điều trị của bạn để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Nếu bạn có thắc mắc hoặc đóng góp, chia sẻ, vui lòng để lại ở dưới nội dung này.