Cây chỉ thiên có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, là một vị thuốc quý dễ tìm. Tuy nhiên, có một số cây thường bị nhầm với cây chỉ thiên. Vậy cây chỉ thiên có mấy loại và làm sao để nhận biết chính xác cây chỉ thiên? Câu trả lời sẽ có trong nội dung dưới đây.
1. Nhận biết cây cỏ chỉ thiên
Cây chỉ thiên hay cây cỏ chỉ thiên có tên khoa học là: Elephantopus scaber L.), là loài cây thân cỏ, thường mọc thành đám hay mọc xen kẽ với các loại cỏ khác ở bãi đất hoang, các bờ ruộng cao hay các vùng vùng đồi, nương rẫy…
Cây chỉ thiên được tìm thấy ở khắp Việt Nam và một số ngước Châu Á như: miền Nam Trung Quốc, Malaixia, Philipin, Ằn Độ, Inđônêxya, Miến Điện, Thái Lan…
Cây chỉ thiên cao chừng 20-50cm, nhiều cành, gần như không có lá, cả cây có lông. Lá gốc mọc vòng, phiến lá dài từ 6 – 12cm, rộng từ 3 – 5cm, phía dưới hẹp lại thành cuống rộng và ôm vào thân. Cả hai mặt của lá đều có lông cứng màu trắng nhạt. Những lá mọc ở thân đều rất nhỏ và hẹp, có nhiều răng cưa lựa sóng ở mép.
Cây chỉ thiên có hoa màu tím, mọc thành cụm, gồm 4 hoa màu tím nhạt mọc dạng ra thành nhánh dài từ 5 – 10cm, tận cùng bởi một sim đơn. Mùa hoa kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8.
Theo y học cổ truyền, tất cả các bộ phận của cây chỉ thiên đều có thể làm thuốc chữa bệnh. Vị thuốc chỉ thiên có vị đắng, tính mát; vào 3 kinh phế, tỳ và can. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khoan trung hạ khí, lợi tiểu, tiêu thũng. Loại cây này là vị thuốc trong nhiều bài thuốc chữa cảm sốt, ho, họng đau, chảy máu mũi, đau mắt đỏ, bệnh vàng da, ung nhọt, rắn cắn.
Ngoài tên gọi cây chỉ thiên, loài cây này còn có nhiều tên gọi khác như: cây thổi lửa, cỏ lưỡi mèo, cỏ lưỡi chó, co tát nai (dân tộc Thái), nhả đản (dân tộc Tày), địa đảm đầu, địa đảm thảo, bồ công anh, khổ địa đảm.
Quý bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về cây chỉ thiên [TẠI ĐÂY]
2. Cây chỉ thiên có mấy loại ?
Câu trả lời là: Cây chỉ thiên chỉ có một loại. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa cây chỉ thiên với cây tiền hồ nam và cây bồ công anh Trung Quốc. Trong đó, cây tiền hồ nam được gọi là cây chỉ thiên giả.
– Cây Tiền hồ nam (nhiều người gọi là cây chỉ thiên giả): Tên khoa học của cây này là Clerodendrom inducum (L.) O Ktze, thuộc họ Cỏ roi ngựa. Giống cây này có vị đắng, thường được làm thuốc bổ, giúp tiêu đờm, chữa ho và trừ giun.
– Cây bồ công anh Trung Quốc: Loài cây này mọc nhiều các tỉnh miền Nam của Trung Quốc với nhiều đặc điểm giống với cây chỉ thiên. Đây là giống cây cùng họ với cây chỉ thiên, có tên khoa học là Elephantopus spicatus Aubl. Ở Việt Nam, loài cây này thường mọc hoang ở một số đường phố Hà Nội.
Cây bồ công anh Trung Quốc có chiều cao khoảng chừng 20 – 60cm. Thân cây cứng, hơi có lông, nhẵn, lá mọc theo hình so le, phía gốc cũng mọc hoa thị. Phiến lá dài từ 9 – 14 cm. Cụm hoa mọc thành bông, bao gồm nhiều cụm hoa hình đầu, mỗi cụm có từ 2 – 6 hoa nhỏ màu trắng. Không thấy nhân dân sử dụng làm thuốc.
Nguồn: Y khoa Tâm Đức